Người lao động

Vui vì môi trường làm việc tốt

TRƯỜNG SƠN
Tác giả: TRƯỜNG SƠN
“Tôi cảm thấy rất vui và may mắn khi được làm việc trong một môi trường thân thiện, vui vẻ và được sự quan tâm chu đáo của lãnh đạo công ty”. Đó là chia sẻ của chị Đỗ Như Quỳnh, nhân viên Công ty TNHH MSV, Khu công nghiệp Phú Bài (tỉnh Thừa Thiên Huế).
Sinh con, tôi lãi nhiều thứ
Ông xã còn vui hơn em khi em nhận giải thưởng danh giá
Vui vì môi trường làm việc tốt
Chị Đỗ Như Quỳnh, nhân viên bộ phận sản xuất Công ty TNHH MSV. Ảnh: NVCC.

Làm việc tại một doanh nghiệp chuyên may mặc thời trang cao cấp của Nhật Bản suốt nhiều năm nay, chị Đỗ Như Quỳnh chia sẻ, thỉnh thoảng, cứ vào mỗi buổi sáng, khi hàng ngàn công nhân đi vào nhà máy, đều nhìn thấy ông Furuta Shinya - Tổng Giám đốc, đứng ngay lối vào, cúi người với câu chào bằng tiếng Nhật lặp đi, lặp lại “おはようございます - Ohayou Gozaimasu - Chào buổi sáng”.

Các công nhân đáp lại Tổng Giám đốc bằng những câu chào và nụ cười vui vẻ.

Không chỉ vậy, mỗi buổi trưa, khi tiếng chuông báo giờ cơm, ông Furuta Shinya trực tiếp đến nhà ăn, đi từng dãy bàn để hỏi thăm công nhân về chất lượng bữa ăn.

Nếu có bất kỳ sự phản ánh nào của công nhân về suất ăn, món ăn, ông sẽ cho người tìm hiểu nguyên nhân và có biện pháp khắc phục ngay. Nhờ đó, suất ăn của công nhân ngày càng cải thiện, các thực đơn được thay đổi để hợp với khẩu vị, đảm bảo dinh dưỡng hơn.

“Để có môi trường làm việc ngày càng thân thiện, ông Furuta Shinya yêu cầu các cấp quản lý cần thường xuyên lắng nghe, nắm bắt tâm tư và nguyện vọng của công nhân. Khi có công nhân nào gặp khó khăn hay chuyện buồn tại gia đình, ông Furuta Shinya sẽ cùng với công đoàn chủ động tìm hiểu, chia sẻ nhằm giúp họ cân bằng giữa môi trường làm việc và cuộc sống gia đình”, chị Quỳnh nói.

Còn 2 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Giáp Thìn, để đảm bảo tất cả công nhân lao động đều đón Tết vui vẻ và hạnh phúc, Công ty đang cố gắng kiếm thêm nguồn hàng để người lao động có việc làm ổn định, có nguồn doanh thu nhằm chăm lo tốt hơn cho người lao động.

“Theo thông báo thì Tết năm nay, ngoài lương tháng 13, Công ty còn phối hợp với công đoàn tặng quà Tết, mỗi suất có trị giá 510.000 đồng; ngoài ra còn tổ chức tiệc tất niên với những suất quà hấp dẫn. Thế là chúng tôi sẽ có một cái tết tươm tất, đầy đủ rồi!”, chị Quỳnh phấn khởi chia sẻ thêm.

Video chia sẻ của chị Đỗ Như Quỳnh - nhân viên bộ phận sản xuất Công ty TNHH MSV.

Sinh con, tôi lãi nhiều thứ Sinh con, tôi lãi nhiều thứ

Yến trải qua giai đoạn mang thai và sinh con trong niềm hạnh phúc, lạc quan, một phần là do sự được sự quan tâm ...

Nụ cười hy vọng... Nụ cười hy vọng...

Gần tháng nay, Trần Thị Hoa - công nhân Công ty TNHH Bảo Long (Lạng Sơn) xin nghỉ việc để xuống Hà Nội chăm chồng ...

Ông xã còn vui hơn em khi em nhận giải thưởng danh giá Ông xã còn vui hơn em khi em nhận giải thưởng danh giá

Từ cô sinh viên Ngữ văn cho tới Giám sát kỹ thuật là cả một quá trình dài không ngừng cố gắng, và vượt qua ...

Tin mới hơn

“Thay” tư duy - “đổi” vận mệnh

“Thay” tư duy - “đổi” vận mệnh

Trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, bản thân người lao động phải tái định vị chính mình, từ tư duy “làm để được trả lương” sang “làm để đóng góp, làm để phát triển”. Chỉ khi người lao động coi mỗi công việc là một trải nghiệm học tập, một cơ hội rèn luyện kỹ năng và phát triển bản thân, họ mới thực sự trở thành nhân tố không thể thiếu trong chuỗi giá trị, trong chiến lược phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Bất cập chính sách khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy ở vùng đặc biệt khó khăn

Bất cập chính sách khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy ở vùng đặc biệt khó khăn

Trong quá trình thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang. Tuy nhiên, vẫn còn những bất cập, đặc biệt đối với người có từ 15 năm công tác trở lên tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, khiến họ chịu thiệt thòi so với người làm việc ở các vùng khác.
Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Khi pháp luật thôi là rào cản, mà trở thành điểm tựa, người công nhân sẽ không còn là người “thi hành ý tưởng” mà có thể là người “khởi xướng đổi mới”. Chính sách pháp lý ấy, nếu được thực thi đúng đắn sẽ đưa tầng lớp lao động bước vào vai trò trung tâm của cuộc cách mạng đổi mới quốc gia.

Tin tức khác

Biến phế phẩm thành “vàng” – sáng kiến của người cán bộ yêu nghề

Biến phế phẩm thành “vàng” – sáng kiến của người cán bộ yêu nghề

Ở nơi mùi hóa chất hòa vào tiếng máy móc ầm ầm vận hành mỗi ngày, có một người đàn ông lặng lẽ dành cả tâm huyết của mình để biến điều không thể thành có thể. Đó là anh Nguyễn Thanh Lâm (SN 1976) – cán bộ kỹ thuật phụ trách An toàn lao động, đồng thời là Chủ tịch Công đoàn Công ty cổ phần TICO TP. HCM – một người lao động tận tụy, đam mê nghề đến mức luôn “nghĩ về nhà máy” ngay cả sau giờ làm việc…
Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Việc Chính phủ được đề nghị phân bổ tối thiểu 3% ngân sách nhà nước cho khoa học – công nghệ và nâng dần lên 2% GDP, là bước chuyển từ “lời nói” thành “hành động”. Đây là tín hiệu cho thấy, Nhà nước đang xác lập một ưu tiên quốc gia mới và ưu tiên ấy không chỉ dành cho các viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm cao cấp mà còn dành cho công nhân, kỹ sư, người lao động nơi xưởng máy, công trình, đồng ruộng.
“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Từ ruộng đồng đến nhà máy, từ làng quê đến khu công nghiệp, hàng triệu công nhân và người lao động Việt Nam đang từng ngày nỗ lực vươn lên bằng chính sức mình.
Nghị quyết 57: Người lao động có cơ hội “thăng hoa” cùng thời đại số

Nghị quyết 57: Người lao động có cơ hội “thăng hoa” cùng thời đại số

Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị được Tổng Bí thư Tô Lâm ví như một “Khoán 10” trong lĩnh vực khoa học, công nghệ cho thấy khát vọng bứt phá mà còn khơi dậy tinh thần đổi mới và vai trò trung tâm của lực lượng lao động.
“Kênh ba bên” - mô hình đối thoại cần thiết trong nền kinh tế thị trường

“Kênh ba bên” - mô hình đối thoại cần thiết trong nền kinh tế thị trường

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và chuyển đổi số mạnh mẽ, việc xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa không chỉ là vấn đề đạo đức mà còn là yếu tố sống còn của doanh nghiệp.
Người "thắp lửa" tự động hóa nơi nhà máy

Người "thắp lửa" tự động hóa nơi nhà máy

Trong phân xưởng sản xuất hiện đại tại Nhà máy Unilever – Củ Chi, TP. HCM, nơi dây chuyền máy móc hoạt động không ngơi nghỉ, có một người đàn ông luôn âm thầm đi bên cạnh từng cải tiến. Đó là anh Trần Tiến Đạt (SN 1994) – Trưởng nhóm Bảo trì & Dự án tự động hóa thông minh phân xưởng PBC.
Xem thêm