Đại diện duy nhất của Quảng Nam được nhận Giải thưởng Nguyễn Đức Cảnh |
Bạch Lê Ngọc Châu, quê An Giang, sinh năm 1990, hiện là giám sát bộ phận kỹ thuật tại Công ty Sài Gòn Stec, thuộc Công đoàn Khu công nghiệp VSIP, tỉnh Bình Dương.
Theo học chuyên ngành Ngữ văn, Trường Đại học Cửu Long (Vĩnh Long), run rủi thế nào Châu theo chị gái lên Bình Dương và xin làm công nhân sản xuất trực tiếp cho Công ty Sài Gòn Stec. Nhờ không ngừng nỗ lực, nữ công nhân đã bứt phá đầy ngoạn mục khi phỏng vấn và được chuyển lên phòng kỹ thuật. Chưa đầy 5 năm sau, Châu được tin tưởng giao nhiệm vụ là Giám sát kỹ thuật và liên tục có những sáng kiến nổi bật làm lợi cho công ty.
Trong 5 năm qua (2018 - 2022), Ngọc Châu đã có 05 sáng kiến mang lại giá trị làm lợi cho công ty với tổng số tiền trên 330 tỷ đồng.
Trong đó, sáng kiến cải tiến Jig (thiết bị giữ vật phẩm trong quá trình gia công cơ khí) chuyển đổi nguyên liệu Lens, giảm hàng hư ngoại quan đã mang lại lợi nhuận hàng trăm tỷ đồng cho doanh nghiệp.
![]() |
Ngọc Châu vinh dự nhận Giải thưởng Nguyễn Đức Cảnh lần thứ IV năm 2023. Ảnh: NVCC |
Chính nhờ những sáng kiến cải tiến kỹ thuật này, Châu đã được nhận Bằng khen của UBND tỉnh Bình Dương và biểu dương từ Công đoàn Khu công nghiệp VSIP Bình Dương. Mới đây nhất, Châu còn vinh dự khi được là 1 trong 7 cá nhân lao động tiêu biểu, xuất sắc của Bình Dương được nhận Giải thưởng Nguyễn Đức Cảnh lần thứ IV năm 2023 do Tổng LĐLĐ Việt Nam trao tặng.
Đón nhận tin vui này, Châu báo ngay với ông xã. “Ổng còn vui hơn em khi khoe khắp anh em, chòm xóm chị ạ! Vợ mà nhận được thành tích gì ổng đều vui như vậy đó! Cứ tính từng ngày mong đến hôm vợ ra Thủ đô Hà Nội nhận giải thưởng”, Châu cười rạng rỡ.
Người thứ hai Châu báo tin vui là Trưởng phòng người Nhật của cô. “Bác bắt tay em liên tục khi nghe em trình bày. Khuôn mặt bác ánh lên vẻ ngạc nhiên, phấn khích và có chút ngưỡng mộ khi em nói đây là giải thưởng danh giá, 5 năm mới có một lần do Tổng LĐLĐ Việt Nam trao tặng”, Châu vẫn vẹn nguyên niềm vui xen lẫn sự xúc động khi nhớ lại.
Không vui sao được khi đây là lần đầu tiên, công ty của Châu với 4.000 người mới có một đoàn viên, người lao động nhận được giải thưởng danh giá này.
![]() |
Ngọc Châu đã nhận nhiều Bằng khen, Giấy khen của UBND tỉnh Bình Dương và LĐLĐ tỉnh Bình Dương. Ảnh NVCC |
Từ khi biết Châu được nhận giải, anh chị em đồng nghiệp rất hào hứng, bởi “chỉ nhận được giải thưởng của Công đoàn Khu công nghiệp VSIP mọi người cũng đã rất vui rồi. Đây chính là động lực để mọi người thi đua làm đề án cải tiến có cơ hội nhận giải thưởng giống em”.
“Các sếp cũng không tin em có thể làm Giám sát kỹ thuật và làm tốt được lâu đến thế! Nhưng khi nghề đã chọn mình thì em sẽ cố gắng hết sức để làm tốt nhất có thể”!.
Cô gái nhỏ còn khoe vừa nhận được chứng chỉ N3 tiếng Nhật, đủ để nghe, nói, đọc, viết trao đổi với lãnh đạo người Nhật và đặc biệt có thể dịch những tài liệu kỹ thuật tiếng Nhật sang tiếng Việt. Bằng cử nhân Ngữ văn giúp Châu dịch tài liệu nhuần nhuyễn và dễ hiểu hơn, giúp ích nhiều cho đồng nghiệp trong việc nâng cao kiến thức chuyên môn.
“Mọi sự đều do duyên. Em luôn mong và cố gắng để gieo duyên lành chị ạ”!, Châu tạm biệt tôi với nụ cười thật hiền.
Video: Ngọc Châu chia sẻ niềm vui khi nhận Giải thưởng Nguyễn Đức Cảnh lần thứ IV năm 2023.
![]() Trong câu chuyện của mình, chị Nguyễn Thị Hòa, nhân viên Phòng Điều khiển sản xuất - Công ty Kho vận và cảng Cẩm Phả ... |
![]() Nhận được món quà từ LĐLĐ tỉnh Bắc Ninh, em Tăng Thị Minh Nguyệt muốn dành niềm vui cho người mẹ công nhân của mình. |
![]() Là một trong 27 đoàn viên công đoàn có hoàn cảnh khó khăn của quận Long Biên được tặng thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) ... |
Tin mới hơn

“Thay” tư duy - “đổi” vận mệnh

Bất cập chính sách khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy ở vùng đặc biệt khó khăn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo
Tin tức khác

Biến phế phẩm thành “vàng” – sáng kiến của người cán bộ yêu nghề

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Nghị quyết 57: Người lao động có cơ hội “thăng hoa” cùng thời đại số

“Kênh ba bên” - mô hình đối thoại cần thiết trong nền kinh tế thị trường
