
Kỹ sư Phan Văn Điền và sáng kiến bảo trì điện không gián đoạn |
Anh không chỉ là người hiểu sâu sắc từng chi tiết kỹ thuật của dây chuyền, mà còn là “người gieo mầm sáng tạo” với những sáng kiến đột phá, giúp nhà máy tăng tốc trên hành trình tự động hóa – chuyển đổi số, đồng thời mang lại giá trị thiết thực cho người lao động và doanh nghiệp…
Khi puck không còn là "nút thắt"
Một trong những sáng kiến nổi bật của anh là dự án: “Nghiên cứu, thiết kế và phát triển dây chuyền sản xuất từ sử dụng puck truyền thống sang puck linh hoạt (adjustable puck)”. Với công nghệ cũ, hàng trăm loại sản phẩm, mỗi loại lại khác nhau về bao bì, kiểu dáng, kích thước..., mỗi lần chuyển đổi sản phẩm sản xuất, các chuyền máy phải thay các cơ cấu giữ chai để phù hợp với từng loại; thời gian chuyển đổi kéo dài khoảng 113 phút/lần, ảnh hưởng đến năng suất vận hành của máy…
Từ trăn trở đó, anh cùng cộng sự đã phát triển hệ thống puck linh hoạt, có thể điều chỉnh theo từng loại sản phẩm chỉ với vài thao tác. Với dự án cải tiến này, thời gian chuyển đổi ở các dây chuyền sản xuất được kéo giảm 75%, chỉ còn khoảng 16 phút/lần. Cơ cấu giữ chai còn có thể đáp ứng linh hoạt cho nhiều loại sản phẩm khác nhau, thích ứng với sự thay đổi mẫu mã sản phẩm liên tục của thị trường, giảm thiểu chi phí đầu tư của công ty khi có sản phẩm mới. “Dự án đã góp phần làm lợi cho công ty 2 tỷ đồng/năm, được Unilever toàn cầu chứng nhận là Golden Best Practice.
![]() |
Anh Trần Tiến Đạt (bên trái) hướng dẫn công nhân thao tác máy. Ảnh: CĐ TP. HCM |
“Khi mình cải tiến một thiết bị hay dây chuyền, không chỉ là thay đổi kỹ thuật – mà là thay đổi cả cách người lao động làm việc, giúp họ nhẹ nhàng hơn, chính xác hơn. Điều đó khiến tôi rất vui và có động lực tiếp tục sáng tạo”, anh Đạt chia sẻ.
Tự động hóa – tối ưu nguồn lực, bảo vệ sức khỏe người lao động
Không dừng lại ở dây chuyền sản xuất, anh Đạt còn đặt tâm huyết vào những công đoạn vốn nặng nhọc, lặp đi lặp lại và tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người lao động. Điển hình là sáng kiến: “Tự động hóa bốc xếp hàng hóa lên pallet tại phân xưởng Oral care & Personal care”
Trước đây, công đoạn này từng đòi hỏi nhân công phải liên tục nâng, bốc và di chuyển các thùng hàng có trọng lượng lớn. Anh Đạt đã đề xuất và triển khai thành công robot thay thế con người trong vận hành. Kết quả đã giảm thiểu hoàn toàn công việc nặng nhọc cho công nhân, tăng 30% năng suất lao động, loại bỏ lỗi chất nhầm thùng – “zero lỗi chất lượng. Và quan trọng hơn là tiết kiệm cho doanh nghiệp 2.140.000.000 đồng/năm.
“Tôi từng thấy những anh em công nhân bốc hàng dưới nền xưởng, mồ hôi nhễ nhại. Tôi nghĩ: mình làm kỹ thuật, phải làm sao để giúp họ bớt nhọc nhằn”.
Anh Đạt nói và cho biết thêm: Trong môi trường sản xuất hiện đại, tự động hóa không chỉ là xu hướng – mà là tất yếu. Khác với lao động thủ công vốn phụ thuộc vào sức người, dễ mỏi mệt, dễ sai sót và khó duy trì hiệu suất ổn định, tự động hóa mang đến một bước tiến vượt bậc: ổn định – chính xác – liên tục – an toàn.
Máy móc không nghỉ ngơi, không mệt mỏi, không cảm xúc – điều đó giúp duy trì nhịp sản xuất đều đặn, chính xác đến từng thao tác nhỏ, từ đó nâng cao năng suất, giảm thiểu rủi ro chất lượng và tiết kiệm chi phí dài hạn. Nhưng điều quan trọng hơn cả, chính là giá trị nhân văn mà tự động hóa mang lại.
Chính vì vậy, anh tiếp tục nghiên cứu và cho ra đời những sáng kiến tự động hóa nhằm tối ưu nguồn lực, bảo vệ sức khỏe người lao động. Từ năm 2018 đến năm 2023 đã có 08 đề tài sáng kiến cải tiến. Tổng giá trị làm lợi hơn 10,29 tỷ đồng.
![]() |
Anh Trần Tiến Đạt có nhiều sáng kiến hữu ích cho công ty. Ảnh: P.V |
Điển hình là tại phân xưởng Personal care, anh Đạt tiếp tục ghi dấu ấn khi triển khai thành công hệ thống robot Spider để tự động hóa công đoạn cấp chai – một công việc dễ gây mỏi mệt, gây nên sự nhàm chán và dễ gây mất an toàn. Dự án này đã áp dụng thành công cho 4/5 dây chuyền chạy chai.
“Tự động hóa không phải để cắt giảm nhân sự, mà là để đưa con người ra khỏi công việc đơn điệu, nguy hiểm – rồi đào tạo họ làm những việc cao hơn, vận hành, giám sát, sáng tạo. Công nghệ càng tiến bộ thì giá trị của con người càng được đặt đúng chỗ”, anh tâm sự.
Nhà máy Unilever - Củ Chi là nơi chuyên sản xuất các sản phẩm tẩy rửa gia dụng dạng lỏng lớn nhất khu vực châu Á với công suất tối đa đạt trên 5 triệu sản phẩm/ngày. Anh Nguyễn Văn Quân – công nhân vận hành dây chuyền cũng bày tỏ: “Từ ngày có robot cấp chai, tụi em đỡ cực hẳn. Không phải bưng bê nhiều, cũng không còn sợ bị trầy tay, nhầm chai như trước. Anh Đạt luôn lắng nghe góp ý của tụi em rồi điều chỉnh cho phù hợp – ảnh không xa cách như kỹ sư, mà gần gũi như một người anh”.
“Công nghệ không phải là thứ xa xôi. Nó là những thay đổi rất thật, rất gần, bắt đầu từ những người chịu lắng nghe, chịu thử, và chịu làm. Nếu mỗi người kỹ sư đều nghĩ đến công nhân, đến doanh nghiệp, thì chúng ta có thể tạo ra một môi trường sản xuất không chỉ hiện đại – mà còn tử tế”, anh Đạt tâm niệm.
“Người thầy” trong phân xưởng
Không chỉ là người tiên phong trong các sáng kiến tự động hóa và cải tiến sản xuất, anh Trần Tiến Đạt còn được đồng nghiệp quý mến gọi bằng một cái tên thân mật: “người thầy trong phân xưởng”.
Trong suốt nhiều năm gắn bó tại Unilever – Củ Chi, anh Đạt đã trực tiếp huấn luyện và kèm cặp tay nghề cho hơn 20 nhân viên, bao gồm cả nhân viên kho, trưởng nhóm và quản lý kho. Không chỉ đơn thuần là hướng dẫn nghiệp vụ, anh còn giúp họ hiểu sâu về bản chất công việc, rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề và làm chủ thiết bị, quy trình.
Những nhân sự từng được anh Đạt đào tạo không chỉ tiến bộ rõ rệt mà còn gặt hái được nhiều thành tích nổi bật, nhiều người trong số đó đã được vinh danh là nhân viên xuất sắc, lao động giỏi cấp nhà máy.
“Dạy nghề trong nhà máy không giống như trong lớp học. Phải thực tế, trực quan và lắng nghe. Tôi luôn tâm niệm: dạy để họ làm tốt, rồi sau này họ lại dạy người khác tốt hơn nữa” – anh Đạt chia sẻ.
![]() |
Anh Đạt nhận giải thưởng Tôn Đức Thắng năm 2024 của LĐLĐ TP. HCM. Ảnh: P.V |
Ghi nhận những đóng góp đó, anh Đạt đã được Phòng Đào tạo – Huấn luyện của nhà máy gửi thư cảm ơn nhân dịp ngày Nhà giáo Việt Nam, cùng chứng chỉ “Trainer of Trainer” – một minh chứng cho năng lực sư phạm thực tế trong môi trường công nghiệp. Anh cũng vinh dự nhận bằng khen của nhà máy về những đóng góp trong công tác đào tạo nội bộ, gắn với hiệu quả vận hành và cải tiến chất lượng nguồn nhân lực.
“Ở nhà máy này, không cần bảng đen hay bục giảng. Chỉ cần một người sẵn lòng chia sẻ, thì ở đâu cũng có thể trở thành lớp học”, – một đồng nghiệp trẻ bày tỏ sự biết ơn khi nhắc đến người thầy của mình là anh Đạt.
Không chỉ dẫn dắt con người, phòng ban nơi anh Đạt phụ trách cũng là tập thể tiêu biểu ba năm liền (2021, 2022, 2023) được khen thưởng vì tiên phong trong ứng dụng số hóa vào cải tiến sản xuất. Các hoạt động như số hóa quy trình vận hành, giám sát thiết bị qua hệ thống thông minh, tự động hóa bảo trì… đã trở thành mô hình điểm được học hỏi trong toàn nhà máy.
“Chúng tôi không coi cải tiến là phong trào, mà là văn hóa. Và văn hóa đó cần được nuôi dưỡng bằng sự dẫn dắt – sự chia sẻ – và cả sự truyền cảm hứng”, – anh Đạt nói.
Giữa những cỗ máy hiện đại và quy trình khép kín, vẫn còn đó những con người thầm lặng – không chỉ vận hành máy móc, mà còn “vận hành” tinh thần học hỏi và tiến bộ trong tập thể. Trần Tiến Đạt là một hình ảnh tiêu biểu như thế: Một người kỹ sư có tầm, một người thầy không giáo án, và một người bạn nghề đáng quý trong mắt đồng nghiệp.
Với những đóng góp không ngừng nghỉ, năm 2024, anh Trần Tiến Đạt là một trong 15 cá nhân tiêu biểu vinh dự nhận Giải thưởng Tôn Đức Thắng do LĐLĐ TP.HCM tổ chức. Anh Đạt không ngừng sáng tạo, cải tiến hàng loạt thiết bị, dây chuyền sản xuất, góp phần tiết kiệm hàng tỷ đồng cho doanh nghiệp và nâng cao hiệu suất lao động. Không chỉ giỏi chuyên môn, anh còn là người truyền lửa đam mê nghề nghiệp cho thế hệ trẻ, tích cực tham gia công tác công đoàn, xây dựng môi trường làm việc an toàn, đoàn kết, giàu nhân văn. Giải thưởng là sự ghi nhận xứng đáng cho tinh thần lao động sáng tạo, tận tâm cống hiến của nam thanh niên mang đậm chất “Tôn Đức Thắng” thời hiện đại. |
![]() Tại VAECO, mỗi sáng kiến không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn nâng tầm tay nghề, tạo động lực mới cho người lao ... |
![]() Gần 20 năm làm việc tại Công ty Cổ phần May Công Tiến (thành phố Gò Công, tỉnh Tiền Giang), anh Phan Văn Vĩ có ... |
![]() Tại xưởng gia công giày thể thao hiện đại, nơi những chiếc máy may tự động hoạt động nhịp nhàng, anh Trần Thọ Nguyên (SN ... |
Tin mới hơn

“Thay” tư duy - “đổi” vận mệnh

Bất cập chính sách khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy ở vùng đặc biệt khó khăn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo
Tin tức khác

Biến phế phẩm thành “vàng” – sáng kiến của người cán bộ yêu nghề

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Nghị quyết 57: Người lao động có cơ hội “thăng hoa” cùng thời đại số

“Kênh ba bên” - mô hình đối thoại cần thiết trong nền kinh tế thị trường
