e magazine
03/04/2025 09:21
Đột phá công nghệ may giày: Câu chuyện của người thợ tận tâm

03/04/2025 09:21

Tại xưởng gia công giày thể thao hiện đại, nơi những chiếc máy may tự động hoạt động nhịp nhàng, anh Trần Thọ Nguyên (SN 1986, Công ty CP TKG Taekwang Vina, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) – vẫn miệt mài bên những cải tiến của mình. Nhờ những sáng kiến của anh, đồng nghiệp cùng cán bộ công nhân viên không chỉ năng suất lao động được nâng cao mà còn giúp giảm sức lao động cho công nhân, tối ưu hóa quy trình sản xuất…
Đột phá công nghệ may giày: Câu chuyện của người thợ tận tâm
Đột phá công nghệ may giày: Câu chuyện của người thợ tận tâm

Công ty Cổ phần TKG Taekwang Vina có hơn 30.000 công nhân lao động, chuyên gia công giày thể thao xuất khẩu.

Trước đây, nhiều công đoạn trong xưởng may giày vẫn phụ thuộc vào may thủ công bằng máy cơ, đòi hỏi công nhân phải thao tác bằng tay, vừa tốn thời gian vừa không đảm bảo độ chính xác.

Nhận thấy điều này, ban giám đốc đã chỉ đạo cán bộ công nhân viên trong toàn nhà máy cùng đưa những ý tưởng và sáng kiến cải tiến tăng năng suất giảm giá thàng gia công. Bộ phận phát triển mẫu của công ty được ban giám đốc phân công và giao trách nhiệm phải hoàn thành.

Đột phá công nghệ may giày: Câu chuyện của người thợ tận tâm

Anh Trần Thọ Nguyên, Công ty CP TKG Taekwang Vina miệt mài bên những cải tiến của mình.

Anh Nguyên là nhân viên của bộ phận phát triển mẫu đã cùng với các nhân viên trong nhóm phát triển công dụng cụ, đã đề xuất và thực hiện chuyển đổi nhiều công dụng cụ, chuyển đổi công nghệ nhằm giảm bớt sức lao động, chuyển đổi từ may kỹ thuật số thay cho may thủ công, từ may chi tiết bằng máy cơ sang sử dụng máy may tự động kỹ thuật cao. Giải pháp này không chỉ giúp tăng tốc độ sản xuất mà còn đảm bảo sự đồng đều của sản phẩm, giảm đáng kể lỗi kỹ thuật.

Hành trình đi đến cải tiến này không hề dễ dàng. Ban đầu, anh phải tự mày mò, nghiên cứu trên những mô hình có sẵn trước để áp dụng cho những cái mới, làm sao cho nó vận hàng trôi chảy theo từng nguyên lý vận hành của từng loại máy.

Những ngày dài xin ý kiến của các cấp quản lý cao về thiết kế mới, những lần thử nghiệm thất bại khiến anh không ít lần nản lòng. Nhưng với niềm đam mê và sự quyết tâm, anh dần tìm ra cách tối ưu hóa quy trình, từng bước hoàn thiện hệ công dụng cụ tối ưu theo đặc thù đơn hàng, theo mẫu mã mới, theo yêu cầu của khách hàng Nike, phù hợp với đặc thù sản xuất của công ty.

"Có những lúc tôi tưởng chừng như không thể tiếp tục nhưng nhờ có sự hướng dẫn của trưởng nhóm, của quản lý cấp cao Hàn Quốc và đồng đội trong bộ phận góp ý để hoàn thiện sáng kiến giúp tôi luôn tin rằng chỉ cần kiên trì, từng bước hoàn thiện, thì mọi vấn đề đều có cách giải quyết", anh chia sẻ.

Đột phá công nghệ may giày: Câu chuyện của người thợ tận tâm

Anh Trần Thọ Nguyên đã có nhiều sáng kiến hữu ích cho công ty.

Không dừng lại ở đó, anh còn sáng tạo ra nhiều loại công dụng cụ tối ưu cho sản xuất. Trong những công cụ đó có JIG thêu chi tiết Swoosh – một cải tiến giúp thêu logo thương hiệu trên giày nhanh chóng, chính xác và sắc nét hơn, giúp tối ưu hóa công suất máy, giảm một nửa công cụ cần thiết cho đơn hàng này.

Trước đây, công nhân phải thực hiện 4 thao tác mới thực hiện được 10 đôi giày, thì nay với JIG thêu này, chỉ cần một thao tác đã hoàn thiện được 10 sản phẩm theo đúng thông số kỹ thuật. Nhờ đó, tốc độ sản xuất được rút ngắn đáng kể, giảm áp lực lên người lao động. Nhưng để có được cải tiến này, anh Nguyên đã phải thử nghiệm nhiều loại JIG khác nhau, tinh chỉnh từng góc độ nhỏ nhất để đảm bảo đường thêu sắc nét, đồng đều. Mỗi lần thất bại, anh lại ghi chép, phân tích lỗi và tìm cách khắc phục.

Một trong những sáng kiến tiêu biểu khác của anh là khuôn may Computer tự động các chi tiết giày bằng máy may tự động công nghệ cao. Kỹ thuật này giúp định hình chi tiết khác nhau trên chiếc giày chuẩn xác hơn, hạn chế tình trạng lỗi méo hoặc không đồng nhất giữa các sản phẩm. Trước đây, các công đoạn này thường xuyên gặp khó khăn do cần thao tác thủ công tỉ mỉ, mất nhiều thời gian và nhân công nhưng nhờ cải tiến của anh Nguyên, mỗi sản phẩm đều đạt độ chuẩn xác gần như tuyệt đối. Nhờ vậy, tỷ lệ sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu tăng lên đáng kể.

Đột phá công nghệ may giày: Câu chuyện của người thợ tận tâm

Anh Nguyên tham gia lao động sản xuất tại công ty.

Để có được thành quả này, anh đã phải thử nghiệm hàng chục kiểu thiết kế khuôn, tinh chỉnh từng thông số nhỏ nhất. Nhiều lần, những sản phẩm Jig thử nghiệm bị lỗi, anh lại phải quay về nghiên cứu từ đầu. Nhưng với tinh thần không bỏ cuộc, anh cuối cùng cũng tìm ra cách hiệu quả để tối ưu nhất cho các công đoạn may tự động.

"Mỗi lần thất bại là một lần học hỏi. Tôi đã thử nghiệm nhiều lần, điều chỉnh từng chi tiết nhỏ nhất cho đến khi tìm ra được giải pháp tối ưu. Thành quả không chỉ là sản phẩm tốt hơn mà còn giúp anh em công nhân làm việc nhẹ nhàng hơn", anh Nguyên cho biết thêm.

Đột phá công nghệ may giày: Câu chuyện của người thợ tận tâm

Tương tự, anh Nguyên cũng nghiên cứu và phát triển khuôn may 3D chi tiết khó của giày bằng máy may tự động công nghệ cao. Đây là một bước tiến lớn trong việc đảm bảo độ đồng nhất và độ bền của giày, tạo ra những sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu khắt khe của đối tác. Những cải tiến này không chỉ giúp công ty giảm thiểu sai sót trong quá trình sản xuất mà còn tiết kiệm được nguồn nguyên liệu, nâng cao lợi nhuận…

Với những đóng góp không ngừng nghỉ và hiệu quả, anh Nguyên đã nhiều lần được vinh danh, khen thưởng. Vinh dự nhất là năm 2023, anh nằm trong số 167 công nhân lao động xuất sắc trong các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được giải thưởng Nguyễn Đức Cảnh lần thứ IV của Tổng LĐLĐ Việt Nam.

Đột phá công nghệ may giày: Câu chuyện của người thợ tận tâm

Anh Nguyên vinh dự được giải thưởng Nguyễn Đức Cảnh lần thứ IV, năm 2023 của Tổng LĐLĐ Việt Nam.

Đột phá công nghệ may giày: Câu chuyện của người thợ tận tâm

Không chỉ giỏi sáng tạo, anh Nguyên còn nhiệt tình chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp, hướng dẫn công nhân cách vận hành máy móc hiệu quả, giúp họ thích nghi với công nghệ mới. Nhờ những đóng góp không ngừng nghỉ, anh đã góp phần đưa công ty ngày càng phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trên thị trường trong nước và thị trường gia công giày thể thao quốc tế.

Đột phá công nghệ may giày: Câu chuyện của người thợ tận tâm

Những sáng kiến của anh Nguyên đã trở thành động lực lan tỏa các phong trào thi đua lao động sáng tạo. Trong ảnh: Đại hội đánh giá vua cải tiến 2023 của Công ty Cổ phần TKG Taekwang Vina.

Là một đảng viên, ngoài việc nghiên cứu và cải tiến công nghệ, anh Nguyên còn luôn quan tâm đến đời sống của công nhân. Anh chủ động lắng nghe những khó khăn mà họ gặp phải trong quá trình làm việc, từ đó đề xuất những giải pháp thiết thực giúp cải thiện môi trường lao động. Chính sự tận tâm và sáng tạo của anh đã giúp anh trở thành tấm gương sáng trong công ty, được đồng nghiệp quý mến, lãnh đạo ghi nhận.

Đồng chí Đinh Sỹ Phúc - Chủ tịch CĐCS Công ty Cổ phần TKG Taekwang Vina, cho biết: Những sáng kiến của anh Nguyên không chỉ là cải tiến kỹ thuật đơn thuần mà còn thể hiện tinh thần sáng tạo, trách nhiệm với công việc. Anh là minh chứng rõ nét cho hình ảnh một người lao động không ngừng đổi mới, vượt qua khó khăn để nâng cao giá trị sản xuất ngay từ chính những đường kim mũi chỉ của mình.

Đột phá công nghệ may giày: Câu chuyện của người thợ tận tâm

Những tấm gương như anh Nguyên đã trở thành động lực để công ty lan tỏa các phong trào thi đua lao động sáng tạo, thu hút sự tham gia tích cực của người lao động và mang lại hiệu quả đáng kể trong sản xuất.​

Theo đó, năm 2024, công ty ghi nhận hàng trăm ý tưởng cải tiến, sáng kiến hoàn thành, cải tiến kỹ thuật từ người lao động, với nhiều sáng kiến được ứng dụng hiệu quả, thể hiện tâm huyết và nỗ lực của toàn bộ công nhân viên cùa công ty.

Tiêu biểu là trường hợp chị Nguyễn Thị Ngọc (nhân viên Công ty CP TKG Taekwang Vina) với 2 sáng kiến giúp giảm nguy cơ xảy ra tai nạn lao động và giảm nhiều nhân công trong quá trình sản xuất, tiết kiệm cho công ty trên 600 ngàn USD. Ngoài ra, nhiều sáng kiến khác của chị góp phần đảm bảo môi trường làm việc an toàn và hợp lý hóa quy trình sản xuất cho doanh nghiệp.

Những sáng kiến này không chỉ nâng cao hiệu quả sản xuất mà còn tạo động lực cho người lao động phát huy sáng kiến, đóng góp vào sự phát triển bền vững của doanh nghiệp...

Đột phá công nghệ may giày: Câu chuyện của người thợ tận tâm

Với những sáng kiến của mình, anh Nguyên được lãnh đạo công ty tặng thưởng.

Đồng chí Nguyễn Thị Như Ý - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Đồng Nai cho biết, năm 2024, phong trào Thi đua yêu nước do các cấp Công đoàn phát động với chủ đề Thi đua đổi mới, sáng tạo, thi đua đưa nghị quyết đại hội Công đoàn vào cuộc sống, thiết thực lập thành tích chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày Thành lập Công đoàn Việt Nam đã đạt nhiều kết quả nổi bật, khơi dậy khả năng sáng tạo, lòng nhiệt huyết, hăng say lao động của CNVCLĐ.

Theo đó, đã có trên 31.000 ý tưởng, hơn 2.800 ngàn sáng kiến, mẫu mã mới làm lợi cho doanh nghiệp hàng trăm tỷ đồng. Nhiều sáng kiến được áp dụng vào sản xuất góp phần nâng cao giá trị sản phẩm, hàng hóa của các doanh nghiệp. Nhiều tấm gương được lãnh đạo doanh nghiệp ghi nhận, khen thưởng và cất nhắc vào các vị trí chủ chốt...

Đột phá công nghệ may giày: Câu chuyện của người thợ tận tâm

Bài viết: TRẦN LƯU

Ảnh: Đ.V.C.C - T.L

Đồ họa: TRƯỜNG SƠN

TRẦN LƯU

Xem phiên bản di động