![]() |
Thực tế không ít công nhân phải cặm cụi tăng giờ làm để có thêm thu nhập. Ảnh minh họa: Tạp chí Lao động và Công đoàn.. |
Hàng loạt Hiệp hội, ngành hàng như: Dệt may, điện tử, thuỷ sản, gỗ, nhựa, sản xuất xe máy, lương thực thực phẩm TP. HCM, DN Nhật Bản… kiến nghị Thủ tướng chỉ nên tăng lương tối thiểu vùng tới ngày 1/1/2023, thay vì ngày 1/7 năm nay. Họ muốn lùi thời điểm tăng lương để tạo điều kiện cho các DN có thời gian chuẩn bị tốt nhất!
Theo các Hiệp hội trên, trong hai năm 2020 - 2021, dịch Covid-19 bùng phát đã tác động nghiêm trọng đến mọi mặt của DN, khiến DN thực sự rất khó khăn và kiệt quệ. Hiện vẫn có nhiều người lao động mắc Covid-19 nên các DN phải gồng mình ứng phó, cùng với ảnh hưởng hậu Covid-19, ảnh hưởng năng suất của DN, chưa kể nguy cơ xuất hiện các làn sóng dịch mới ảnh hưởng đến DN. Ngoài ra còn khá nhiều lý do khác như đơn hàng cả năm đã chốt, chuẩn bị không kịp, kế hoạch sản xuất nguyên năm đã xong…
Tất cả những lý do trên đều có thể hiểu, thông cảm và phần nào chia sẻ khi cả nền kinh tế đang trên đà phục hồi sau gần hai năm đại dịch hoành hành. DN thiệt hại khá lớn, nhiều ngành hàng vẫn đang còn quá nhiều khó khăn thách thức và cần nhiều nguồn lực để vực dậy. Nhưng nói tới cũng phải nhìn lui khi người lao động cũng khốn khó không kém, nhất là nửa cuối 2022 khi hàng triệu người thiếu công ăn việc làm, thu nhập ở nhiều nơi thậm chí gần như không có. Vất vả cũ chưa qua thì khó khăn mới lại ập đến!
Từ đầu năm đến nay, vật giá mà đặc biệt là xăng, một trong ít mặt hàng thiết yếu nhất tăng nhiều giảm nhỏ giọt cùng với chiến sự Nga - Ukraine đã tác động xấu đến đời sống người lao động, đánh thẳng vào túi tiền ít ỏi của họ.
Không khó để thấy bữa ăn teo tóp đi với thu nhập đứng yên hay hàng loạt mặt hàng tăng không dưới 10% và lương bổng thực tế cũng “giảm” theo tương ứng. Với tình hình đó, khó khăn ấy thì việc tăng 6% lương tối thiểu chưa chắc đã bù lại đà tăng vật giá chung và giúp đời sống họ đỡ cực nhọc hơn.
Ai cũng hiểu DN làm ăn được, có nguồn để phát triển thì người lao động mới có thu nhập lâu dài, bền vững. Ai cũng biết nếu người sử dụng lao động khó khăn 1-2 thì người làm công cũng vất vả 3-4. Nhưng cũng cần chia sẻ với người lao động khi họ chỉ trông chờ vào thu nhập duy nhất từ công việc có được. Thực tế không ít công nhân phải cặm cụi tăng giờ làm để có thêm đồng ra đồng vào, miếng rau, con cá đáng để cho chủ DN suy ngẫm và chúng ta thấu hiểu.
Tăng ngay hay chờ đến đầu 2023 sẽ do cấp có thẩm quyền quyết định trên cơ sở cân nhắc lợi ích các bên. Nhưng quả là “tiến thoái lưỡng nan” trong thời điểm này khi không tăng thì khó cho người lao động, tăng lại không dễ cho DN. Thật ra tăng vài phần trăm đồng lương tối thiểu thì người lao động cũng chỉ thêm được mấy trăm ngàn đồng thu nhập mỗi tháng. Tuy nhiên nhân với số nhân công hàng ngàn, hàng vạn ở nhiều DN thì có lẽ đó là gánh nặng thực sự.
Phải chăng cần một giải pháp dung hòa trong lúc “chuyển giao” như tăng ít hơn hoặc làm cách nào đó “phụ cấp” thêm cho người lao động? Nhà quản lý sẽ tính toán, cấp điều hành đang tìm lối ra khả thi nhưng dù thế nào thì quyền lợi, thiệt thòi của cả hai bên cũng nên được tính đến!
Nếu bạn đồng tình với góc nhận định trong bài viết, có thể mời tác giả Hà Phan một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. Để đăng ký và sử dụng Ví MoMo, xem chi tiết hướng dẫn tại đây. "Buy me a coffee"
Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Hà Phan bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Hà Phan".
|
![]() Sáng 12/4, Hội đồng Tiền lương Quốc gia đã đồng thuận và chốt đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2022 ở mức ... |
![]() Thời gian qua, thông tin Hội đồng Tiền lương Quốc gia đã thống nhất mức tăng lương tối thiểu vùng nhận được nhiều sự quan ... |
![]() Việc Hội đồng Tiền lương Quốc gia thống nhất đề xuất tăng 6% mức lương tối thiểu vùng từ ngày 01/07/2022 được nhiều người lao ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
