
12 mùa hoa ấy cũng thật đằm thắm và dịu dàng: Tháng đầu năm là hoa đào, hoa thủy tiên; tháng 3, 4 là hoa sưa, hoa ban, hoa gạo, hoa bưởi, hoa loa kèn, hoa xoan; tháng 5, 6, 7 hoa phượng vĩ, bằng lăng; hoa sen, điệp vàng; rồi các tháng sau là hoa cúc họa mi, hoa sữa, hoa cải…
Người Hà Nội vốn quen với tháng nào, thời tiết sao sẽ có hoa gì. Nếu không thể mua về nhà cắm thì cũng chọn một ngày mà hoa giữa mùa nở rộ lãng đãng trên các con phố rợp bóng hoa. Nhưng giờ, mọi thứ đã khác qua từng năm.
Cuối tuần vừa rồi, như mọi năm, tôi cùng vợ ra ngắm hoa ban trên đường Hoàng Diệu và đường Bắc Sơn. Những năm trước, tình trạng du khách đông dưới gốc cây để chụp ảnh vẫn có. Song năm nay, hoa ban trên đường Hoàng Diệu thực sự thành phông nền “hot” trên mạng.
Người ta chuẩn bị cả ghế cao để bước lên, sao cho khuôn mặt với hoa gần nhất, đẹp nhất.
Cả một “phòng thay đồ” quây bạt lưu động cùng một chiếc xe kéo là “phụ kiện” chụp ảnh được đặt dưới những tán cây. Khung cảnh đông kín nghịt với đủ các loại hình dịch vụ cùng đủ các tư thế khiến không gian trở nên thực sự ngột ngạt. Chưa kể, khu vực hoa ban ở đường Hoàng Diệu cũng tương đối đặc biệt: một bên là tượng đài Liệt sĩ Vô Danh, một bên là Hoàng Thành Thăng Long, những thứ ồn ào, những hình dáng uốn éo đủ các tư thế có gì đó lạc lõng và không phù hợp.
Tình trạng tương tự xảy ra với các mùa hoa phượng, bằng lăng, cúc họa mi, loa kèn… Những gánh hàng hoa trên đường Phan Đình Phùng vốn là biểu tượng thành phố nay được bài trí lại. Công năng bán hoa, thưởng hoa phải lùi lại cho việc thuê xe chụp ảnh. Những ngày trời đẹp, đường Phan Đình Phùng còn bị nghẽn vì người chụp ảnh quá đông- dù vỉa hè của con đường đẹp bậc nhất Hà Nội này rộng vô cùng.
Tôi không nói việc chụp ảnh bên hoa rồi đăng lên mạng là xấu. Đó là một nhu cầu có thực xuất phát từ xã hội số. Nhưng cái cách thưởng hoa như thế làm những thứ đẹp đẽ, thẳm sâu của thành phố trở nên hời hợt, dễ dãi. Người ta không nhìn vào bông hoa đang bung nở rực rỡ như một nét đẹp của đất trời trở mình, của hương thầm sắc ẩn nơi phố thị. Người ta coi hoa là phông nền, là công cụ cho tấm hình “đúng trend” của mình, không hơn.
Mỗi người một cách thưởng thức. Có lẽ, chính tôi cũng cũ kỹ với thói quen của mình. Song trong làn gió Hà Nội, dù không khí bụi mịn hay khói xe hăng hắc, nếu lắng lại, chúng ta vẫn thấy đâu đó những làn gió mang mùi hương đặc trưng của Thành phố vào từng thời điểm.
Và cũng bởi lắng lại, chúng ta sẽ thấy những nhọc nhằn, ngổn ngang của một thành phố đang phát triển dễ chấp nhận hơn. Bản thân thành phố cũng duyên dáng, đáng yêu hơn là những lời ca thán về những thứ dễ thấy, dễ bức xúc, những quan điểm chán chường mệt mỏi, dễ “up phây”.
Thành phố này vẫn có sắc có hương, có cả những mùa hoa mang nhiều dấu yêu, chứ không chỉ khói bụi và tắc đường. Nếu người ta đủ chậm rãi mà thưởng thay vì chỉ chăm chăm cái điện thoại, người ta sẽ thấy trong sâu thẳm, Thành phố không chỉ là nơi mưu sinh, nó có những khoảng trời đẹp đẽ ngập sắc, ngập hương- một nơi đáng sống.
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết Hà Nội 12 mùa “check-in”, bạn có thể mời tác giả Mỹ Anh một “ly cà phê” thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR “Buy me a coffee”
Hoặc bạn cũng có thể tặng “ly cà phê” cho tác giả Mỹ Anh bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: “Tặng cà phê cho tác giả Mỹ Anh”. Đọc cà phê tối, tặng “cà phê” là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một “ly cà phê”. Mỗi “ly cà phê” trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt
Tin tức khác

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
