
Sự việc một thương hiệu thực phẩm mời các “giang hồ mạng” tới sự kiện để quảng bá thương hiệu lập tức nhận chỉ trích dữ dội. Nhưng đằng sau vụ việc dở khóc dở cười ấy là nhiều điều đáng suy ngẫm.
Cụ thể, cuộc thi "Vua nem chua" gây tranh cãi xảy ra vào ngày 30/3 tại Công viên Tuổi Trẻ, TP Hòa Bình, khi Hợp tác xã Thực phẩm Chiển Hướng tổ chức sự kiện quảng bá sản phẩm nem chua mà không được cấp phép.
Sự kiện mời các TikToker như Hoàng Cửu Bảo, Thông Soái Ca, Dương XL – những người nổi tiếng trên mạng xã hội với hình ảnh "giang hồ mạng" qua các video giải trí có nội dung ăn chơi, đóng vai đàn anh. Điều này gây phản ứng trái chiều, đặc biệt vì chương trình có nhiều trẻ em tham gia, khiến dư luận lo ngại về ảnh hưởng tiêu cực.
Một số trang mạng xã hội còn lan truyền thông tin sai lệch, gọi đây là "sự kiện văn hóa - du lịch" của TP Hòa Bình, làm ảnh hưởng uy tín địa phương. Công an tỉnh Hòa Bình đã vào cuộc xác minh, khẳng định đây chỉ là hoạt động quảng bá sản phẩm tư nhân, không phải sự kiện chính thức, và đang xử lý các vi phạm liên quan.
Đây không phải trường hợp đầu tiên. Trước đó, Khá Bảnh- “giang hồ mạng” đang thụ án 10 năm- cũng được một trường học ở miền Bắc mời tới giao lưu với các học sinh. Hay như hình ảnh những “anh xăm trổ” ngàn like trên mạng xã hội xuất hiện ở các sự kiện, địa phương như minh tinh với đám trẻ vây quanh xin chụp ảnh, xin chữ ký cũng đã xuất hiện trước đó.
Tức là, sự việc ở Hòa Bình không phải cá biệt. Tình trạng lộng giả thành chân, nhiều người theo dõi ắt thành người có ảnh hưởng bất chấp giá trị họ tạo ra là gì đã diễn ra từ lâu. Sau đợt Khá Bảnh bị bắt, tình trạng này có phần chững lại do các “giang hồ mạng” cũng có chút chờn. Song, họ vẫn ra clip, phô diễn lối sống tiêu cực, âm thầm gây dựng thanh thế. Và đến hôm vừa rồi, việc họ xuất hiện ở sự kiện gây ồn ào gần như là dấu hiệu của sự trở lại đáng lo ngại.
“Giang hồ mạng” với cả trăm ngàn người theo dõi thực chất chỉ là phần nổi của tảng băng. Phần chìm của thực sự là nhu cầu giải trí của thanh thiếu niên, đặc biệt là nhóm ở nông thôn. Những “giang hồ mạng” được theo dõi nhiều không hẳn ngẫu nhiên. Đằng sau những câu chuyện ăn chơi, “đàn anh giang hồ” không chỉ là sự tò mò kích thích mà còn là những mong muốn của người xem, trong không gian họ sống.
HTX Thực phẩm ở Hòa Bình không mời những người nông dân, đầu bếp chế biến giỏi mà mời những “giang hồ mạng” không hẳn bởi họ ngu ngơ truyền thông tới độ không biết bản chất đằng sau những “đại sứ” thương hiệu.
Có khi họ biết rõ là đằng khác. Nhưng cũng vì thế, có thể những “giang hộ mạng” có điệu bộ kệch cỡm kia phù hợp với tệp khách hàng của họ, những thanh thiếu niên hiếu kỳ và hay xem các “anh” kể chuyện giang hồ. Và chính những người ảnh hưởng này tăng độ phủ của thương hiệu để kéo đơn, bất chấp rủi ro về hình ảnh.
Công an đã điều tra. Các cấp ban ngành liên quan đã vào cuộc. Vụ ồn ào rồi cũng sẽ được xử lý sòng phẳng, rõ ràng. Nhưng, sự tồn tại của “giang hồ mạng” cùng những người ham thích xem họ vẫn còn tồn tại như một vấn nạn nhức nhối.
Nó không thể giải quyết đơn thuần bằng những án phạt hành chính thậm chí hình sự. Nó là câu chuyện sâu rộng hơn của thiết lập không gian văn hóa; giáo dục, đào tạo sinh động để thanh thiếu niên tin yêu vào chân giá trị thay vì những khát khao bồng bột người đứng trên người.
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết “Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu, bạn có thể mời tác giả Mỹ Anh một “ly cà phê” thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR “Buy me a coffee”
Hoặc bạn cũng có thể tặng “ly cà phê” cho tác giả Mỹ Anh bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: “Tặng cà phê cho tác giả Mỹ Anh”. Đọc cà phê tối, tặng “cà phê” là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một “ly cà phê”. Mỗi “ly cà phê” trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”

Hà Nội 12 mùa “check-in”
