Cụ thể, ông Đinh Tiến Dũng cho hay: "Ví dụ quận Hoàn Kiếm có từ thời vua Lý Thái Tổ, có những yếu tố văn hóa, lịch sử đặc thù. Tinh thần chỉ đạo của thành phố là sẽ bảo vệ quan điểm giữ ổn định nhưng các minh chứng phải được đưa vào đầy đủ để thuyết minh, thuyết phục".
Cũng cần nhắc lại, quận Hoàn Kiếm là quận có diện tích, quy mô dân số thuộc diện phải sáp nhập. Thông tin về việc này đã khiến dư luận dậy sóng. Tuy nhiên, ngay theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng như giải thích của Vụ Chính quyền Địa phương (Bộ Nội vụ), việc sáp nhập các địa phương ngoài các yếu tố về dân số, diện tích còn có các yếu tố khác cần cân nhắc. Trong đó có văn hóa, lịch sử.
Tức là, theo nghị quyết hay theo lòng người, quận Hoàn Kiếm hoàn toàn có thể tồn tại ở dạng một quận độc lập như hiện tại. Bởi, để chứng minh các yếu tố văn hóa, lịch sử của quận Hoàn Kiếm không hề khó, không hề trừu tượng. Ngoài những câu chuyện cổ phủ quanh Hồ Gươm như màn sương huyền ảo trong tâm thức mỗi người Việt, các tư liệu văn tự cổ hay các di sản vật thể hữu hình trong địa bàn quận là rất nhiều.
Và quan điểm của thành phố đáng được hoan nghênh. Bởi, việc quản lý dựa trên số liệu là cần thiết với việc quản lý diện rộng (trên cả nước). Nhưng phương pháp định lượng cũng gặp những điểm yếu cố hữu khi luôn có tình huống đặc biệt. Đơn cử là trường hợp quận Hoàn Kiếm - một quận nội đô Hà Nội với chi chít các di tích. Ngay cả khu có đông người ở là phố cổ Hà Nội cũng có các vòng bảo vệ di tích. Việc chồng nhà hay tăng dân như các quận khác là bất khả.
Ở chiều ngược lại, dưới góc độ văn hóa, lịch sử ngay ở tên gọi, quận Hoàn Kiếm vô cùng lớn lao với sức nặng ngàn cân trong tâm thức người Việt. Đó là câu chuyện Lê Lợi trả gươm; là hình ảnh Tháp Rùa, đền Ngọc Sơn; là biết bao địa danh, tên gọi mà mới chỉ nhắc tới thôi, mỗi người dân đều cảm thấy gần gụi, thân thương.
Đến đây, câu chuyện sáp nhập quận Hoàn Kiếm không chỉ là câu chuyện của quận Hoàn Kiếm. Cũng như quan điểm của lãnh đạo Hà Nội không phải là chuyện riêng của Hà Nội. Bởi, ngoài quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, có thể đâu đó cũng có quận huyện với biết bao trầm tích văn hóa nhưng không đủ “số đo” để đứng độc lập.
Việc Hà Nội đề cao yếu tố văn hóa, lịch sử, coi đó là một yếu tố nhất định phải xem xét bên cạnh các con số về dân số, diện tích là chỉ dấu cho các địa phương khác gặp tình cảnh tương tự. Thành tố văn hóa, lịch sử hoàn toàn có thể đứng ngang hàng với các yếu tố định lượng để cân nhắc việc sáp nhập, xóa tên một quận huyện hay không.
Bởi bên cạnh công tác quản lý (vốn liên quan nhiều tới các yếu tố định lượng) thì bản thân sức nặng văn hóa trong tên gọi của mỗi địa phương cụ thể cũng là tài sản quốc gia, là vốn quý truyền đời được gây dựng, giữ gìn và lan tỏa qua nhiều thế hệ.
Hà Nội đã nêu quan điểm của mình - một quan điểm mạch lạc, rõ ràng về việc xem trọng văn hóa, lịch sử với đòi hỏi chứng minh thuyết phục. Hi vọng, các địa phương khác, trong công tác sắp xếp bộ máy hành chính, bên cạnh những con số chuẩn xác như “đo ni đóng giày” về dân số, diện tích, cũng coi văn hóa, lịch sử như một yếu tố cần thiết để xem xét.
Bởi, một cái tên nhiều khi chỉ là một danh từ. Nhưng đôi lúc, nó là vốn liếng, là tài sản ông cha để lại để con cháu gìn giữ, khai thác và quảng bá.
MỸ ANH
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết, bạn có thể mời tác giả Mỹ Anh một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. “Buy me a coffee” Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Mỹ Anh bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Mỹ Anh". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt
Tin tức khác

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
