
Cụ thể, trào lưu biến con người thành mô hình đồ chơi bằng AI đang gây sốt từ đầu tháng 4 năm 2025, xuất phát từ tính năng mới của ChatGPT. Người dùng tải ảnh chân dung, nhập câu lệnh mô tả bản thân (nghề nghiệp, sở thích, phụ kiện), và AI tạo hình ảnh 3D giống đồ chơi đóng gói trong vỉ nhựa hoài cổ, gợi nhớ thập niên 90. Trào lưu lan tỏa mạnh trên mạng xã hội như Facebook, TikTok, Instagram nhờ tính sáng tạo, vui nhộn và dễ chia sẻ.
Điểm nổi bật là sự cá nhân hóa: mô hình phản ánh đặc trưng riêng (coder, bác sĩ, ca sĩ) gây hứng thú. Công cụ phổ biến gồm ChatGPT Plus, Midjourney, Bing Copilot (chủ yếu là Chat GPT); người dùng chỉ cần ảnh rõ nét và prompt (câu lệnh) chi tiết để có kết quả ưng ý. Trào lưu mang lại niềm vui, hỗ trợ xây dựng thương hiệu cá nhân và kết nối cộng đồng.
Hiện tại, bằng những ứng dụng tạo chuyển động cho ảnh, khớp mồm nhân vật ảo, trào lưu đã lan sang dạng clip với sự hỗ trợ của các ứng dụng như Chat GPT (Sora); Kling AI… Đó có thể là những câu chuyện phiếm, những lời thoại vui vẻ mô tả bản thân và cả những lời quảng cáo bán hàng.
Sau trào lưu biến ảnh chân dung thành nhân vật hoạt hình, rồi biến hình nhân vật nổi tiếng thành tạo hình phong cách Ghibli, trào lưu “búp bê hóa” con người đang cho thấy rõ nhất những bước chân của AI tới trào lưu mạng xã hội. Và chắc chắn, rồi đây, những trào lưu tương tự sẽ ngày một nhiều hơn, hứng thú hơn bởi ai cũng được tham gia, cá nhân hóa sâu sắc với những thao tác dễ dàng.
Nhưng, đằng sau những câu lệnh hay bức hình, clip cho vui trên mạng, nhiều rất nhiều vấn đề đặt ra. Thứ nhất là quyền riêng tư. Việc tải ảnh huấn luyện AI cá nhân hóa cũng đang tạo những lo ngại lạm dụng tạo dựng hình ảnh, clip giả mạo (deepfake). Bởi hãy tưởng tượng, cả triệu người ngày đêm thao tác, tạo hình ảo sao cho giống người thật nhất là lúc AI đang được “dạy” để trở nên làm hình ảnh “giả người” nhanh, chuẩn hơn bao giờ hết.
Tiếp đó là những tranh cãi đạo đức về bản quyền cũng như sử dụng ảnh cá nhân. Rất nhiều chuyên gia bản quyền đã lên tiếng về việc người dùng dùng nét vẽ của hãng phim hoạt hình Ghibli để tạo hình cá nhân hay các nhân vật khác. Cả việc các nhân vật nổi tiếng bị chế ảnh tràn lan bằng AI cũng khiến nhiều cân nhắc đạo đức và cả quyền hình ảnh dấy lên.
Chưa kể, việc “đốt” nguồn năng lượng khổng lồ cho AI hoạt động với những mong tạo ra những đột phá trong các lĩnh vực nghề nghiệp nay được sử dụng ngày đêm làm các hình cợt nhả. Nó không chỉ là vấn đề lãng phí tài nguyên, nó còn gây tổn hại trực tiếp tới môi trường vì những điều tưởng chừng rất “bông phèn”.
Tuy nhiên, theo quan điểm của cá nhân tôi, AI có nhiều tính năng hỗ trợ mọi lĩnh vực trong cuộc sống. Giải trí cũng là một trong những cách mà AI có thể giúp con người. Việc “búp bê hóa” con người nằm trong phạm trù ấy cũng không có gì đáng chê trách.
Chưa kể, từ những trào lưu giải trí vô thưởng vô phạt này, công cuộc bình dân hóa AI được thúc đẩy hơn bao giờ hết. Thật khó để bảo một ai đó bắt đầu mày mò AI khi họ thực sự không biết họ cần gì. Nhưng khi họ cần một bức ảnh chế về bản thân để câu like, đó lại là động lực tự thân. Và đôi khi, hành trình dài của học tập lại xuất phát từ những niềm hứng thú nhỏ bé như thế.
Còn vấn đề deepfake và bản quyền hình ảnh, đây là một nan đề chung mà chúng ta đang và sẽ phải đối mặt ngày một nhiều ở thời buổi AI. Điều này thúc đẩy các nhà làm chính sách cần sớm gạch những lằn ranh cần thiết trong giới hạn của pháp luật về việc dùng hình ảnh người khác trong việc “chế ảnh” AI.
Nên suy cho cùng, trào lưu “búp bê hóa” con người bằng AI tưởng chừng nhảm nhưng cũng nhiều giá trị trong đời sống “AI hóa” như vũ bão, nếu như người ta nhìn nhận nó một cách nghiêm túc.
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết "Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người”, bạn có thể mời tác giả Mỹ Anh một “ly cà phê” thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR “Buy me a coffee”
Hoặc bạn cũng có thể tặng “ly cà phê” cho tác giả Mỹ Anh bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: “Tặng cà phê cho tác giả Mỹ Anh”. Đọc cà phê tối, tặng “cà phê” là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một “ly cà phê”. Mỗi “ly cà phê” trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin tức khác

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt
