
Quang Linh vlogs, Hằng Du Mục cùng các đồng phạm đã bị khởi tố, bắt tạm giam. Hoa hậu Thùy Tiên cũng bị phạt hành chính và cấm xuất cảnh đề phục vụ điều tra. Câu chuyện là bài học cảnh tỉnh tới những người có tiếng nói trên mạng xã hội.
Cụ thể, chiều qua, Cơ quan CSĐT Bộ Công an khởi tố vụ án liên quan đến kẹo rau củ Kera, bắt tạm giam 5 bị can với các cáo buộc: "Sản xuất hàng giả là thực phẩm" và "Lừa dối khách hàng". Các bị can gồm: Nguyễn Phong (Chủ tịch HĐQT Công ty Asia Life), Nguyễn Thị Thái Hằng (Hằng Du Mục), Phạm Quang Linh (Quang Linh vlogs), Lê Tuấn Linh, và Lê Thành Công (đều thuộc Công ty CER Group). Lệnh bắt giam được thực hiện ngày 04/04 sau khi Viện KSND Tối cao phê chuẩn.
Vụ án liên quan đến việc sản xuất và quảng bá kẹo Kera sai sự thật, quảng cáo "1 viên kẹo bằng 1 đĩa rau" nhưng chất xơ chỉ 0,51g/100g, chứa sorbitol (33,4g/100g) không ghi nhãn. Trước đó, Hằng Du Mục và Quang Linh bị phạt 140 triệu đồng, CER Group bị phạt 125 triệu đồng vì vi phạm quảng cáo và nhãn mác.
Cơ quan điều tra đang mở rộng vụ án, kêu gọi người mua 135.325 hộp kẹo liên hệ bảo vệ quyền lợi. Hoa hậu Thùy Tiên bị tạm hoãn xuất cảnh và phạt 25 triệu đồng vì quảng cáo liên quan.
Cũng không cần phải đoán già đoán non mức phạt của những người nổi tiếng trên mạng ảo làm gì. Bởi, tới đây, tòa án sẽ đưa ra kết luận cuối cùng dựa vào chứng cứ, lời khai của các bên. Chắc chắn, đó sẽ là bản án công minh, nghiêm khắc dành cho các bị cáo.
Sau vụ việc, nhiều người luyến tiếc cho Quang Linh vlogs với những gì anh đã làm ở Châu Phi. Nhiều người cũng thương những đứa con của Hằng Du Mục sau khi cô bị bắt. Cả hoa hậu Thùy Tiên mới bị tạm hoãn xuất cảnh cũng khiến nhiều người hâm mộ xót xa.
Song, thấy rõ, những người nổi tiếng bị “sập hầm” lần này nguyên do cũng chỉ bởi chữ tham! Tham dẫn tới những phát ngôn bất chấp để bán hàng. Tham khiến họ dùng nhiều thủ thuật gian lận để lấy lòng tin khách hàng. Tham làm những người vốn đang có hàng triệu người theo dõi, bỗng chốc sa vòng lao lý.
Đó cũng là lời cảnh tỉnh tới rất nhiều người nổi tiếng. Vẫn hiểu, nổi tiếng, nhiều người theo dõi, hâm mộ, tâm lý chung của con người trong thời đại số là “chuyển đổi” niềm tin ấy thành tiền. Người thì bán hàng, kẻ thì đi quảng cáo, người khác lại đi dự sự kiện. Mưu cầu vật chất hay nỗ lực kiếm tiền chính đáng từ hào quang mạng không xấu và không có gì đáng lên án.
Mạng xã hội và các sàn thương mại cũng như các nhãn hàng đặt những người nổi tiếng ở thời thế dễ dàng biến danh thành lợi dễ hơn bao giờ hết. Cũng vì thế họ có nhiều lựa chọn. Muốn kiếm ít thì chọn nhãn hàng rồi quảng bá thương hiệu và sản phẩm như Thùy Tiên. Muốn kiếm nhiều thì tự tạo ra sản phẩm rồi bán như Quang Linh vlogs hay Hằng Du Mục.
Cả hai cách làm này về lý cũng đều chẳng có gì sai nếu như họ trao đổi lợi ích hài hòa giữa bản thân và người tiêu dùng (thực chất là người hâm mộ mình, tin yêu mình). Nó chỉ sai và được tặng “lắc bạc” khi tham lam muốn vơ tất cả về mình, bất chấp những rủi ro, hệ lụy với khách hàng từ chuyện sản xuất tới quảng cáo gian lận.
Viên kẹo rau giờ trở nên đắng ngắt với Quang Linh vlogs, Hằng Du Mục và cả Thùy Tiên. Nó cũng là lời cảnh tỉnh tới những người nổi tiếng đang kiếm sống bằng hào quang cũng như sự mến mộ của công chúng.
Rằng kiếm tiền là chính đáng nhưng có những ranh giới đạo đức và pháp luật tuyệt đối không được phép “đè vạch” chứ đừng nói là “lấn làn”.
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết Viên “kẹo rau” đắng ngắt!, bạn có thể mời tác giả Mỹ Anh một “ly cà phê” thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR “Buy me a coffee”
Hoặc bạn cũng có thể tặng “ly cà phê” cho tác giả Mỹ Anh bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: “Tặng cà phê cho tác giả Mỹ Anh”. Đọc cà phê tối, tặng “cà phê” là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một “ly cà phê”. Mỗi “ly cà phê” trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin tức khác

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt
