
Cụ thể, chị Đinh Hải Nam (sinh năm 1983, ở Bắc Ninh) tìm kiếm ân nhân tên Nga (sinh năm 1980, quê Phú Thọ) đã cho chị vay 8 chỉ vàng vào năm 2004 để chữa bệnh u máu cho con gái. Sau khi vay, chị Nam trả được 5 chỉ vàng vào năm 2005, nhưng đến năm 2008, hai người mất liên lạc khi chị Nga chuyển chỗ ở và công ty may nơi chị làm giải thể.
Trong 17 năm, chị Nam không ngừng tìm kiếm ân nhân qua nhiều cách, từ hỏi thăm đến lên Phú Thọ, nhưng không có kết quả. Đến ngày 13/3/2025, chị đăng bài tìm kiếm trên Facebook, thu hút sự chú ý lớn từ cộng đồng mạng.
Dù có nghi ngờ về tính xác thực, chị khẳng định câu chuyện là thật. Chiều 16/3/2025, chị Nam thông báo đã liên lạc được với chị Nga qua một cuộc gọi sau khi chị Nga nhận ra chị qua bài đăng. Hai người xúc động trò chuyện qua video, khép lại hành trình 17 năm tìm kiếm.
Tất nhiên, cho đến lúc này, tất cả câu chuyện đều tường thuật từ phía chị Nam. Những nghi hoặc về một câu chuyện quá đỗi đẹp cũng có phần thông cảm. Bởi người như chị Nga hiếm. Và người như chị Nam thì càng hiếm! Nhưng gạt đi những nghi ngờ lấn cấn, tôi vẫn thấy câu chuyện tốt đẹp này gây rung động mạnh- dù mới chỉ là lời kể một chiều.
Trong câu chuyện của hai chị, có một chi tiết mà tôi ám ảnh mãi. Đó là chị Nga đến nhà chị Nam với ý định đòi nốt số tiền mà chị Nam còn nợ. Tới nơi, chị Nga thấy cảnh gia đình khó khăn, cháu nhỏ con chị Nam chịu cảnh khổ sở vì bệnh. Chị Nga không đòi nữa và ra đầu đường, mua cho gia đình chị Nam một bịch gạo coi như quà.
Chi tiết nhỏ thôi nhưng rất đời. Lòng bao dung của chị Nga đã khiến chị cho một người không quen biết vay 8 chỉ vàng để cứu một đứa trẻ. Và lòng trắc ẩn đã làm chị từ bỏ ý định đòi tiền rồi đi mua gạo giúp gia đình “con nợ”. Cũng từ cái giờ phút ấy, chị Nga chuyển nhà mà không thông báo với chị Nam cũng không quay lại gặp chị Nam nữa. Đó là lúc chị Nga xác định cho đi số vàng còn lại.
Còn phía chị Nam, sau khi mất dấu ân nhân cũng là chủ nợ, cháu bé bình phục tốt và nay khỏe mạnh, chị Nam miệt mài tìm kiếm chị Nga. 17 năm đằng đẵng đi tìm chủ nợ ấy bởi món nợ không phải là 3 chỉ vàng còn lại. Món nợ là tính mạng con người, là sự cảm kích trước tấm lòng từ bi vô biên của chị Nga.
Câu mở đầu lúc hai người tái ngộ: “chị có khỏe không?” vốn là câu xã giao mà trong câu chuyện này nặng như núi đá. Vì trong thâm tâm, chị Nam mải miết tìm mọi cách gặp lại chị Nga đôi khi không đơn thuần là trả nợ. Đó là mong ước được thấy ân nhân của mình mạnh giỏi và nói một lời cảm ơn khi con gái mình đã khỏe mạnh.
Như lời chị Nam nói: “Em chỉ muốn gặp được bạn em thôi, còn những thứ còn lại (ồn ào trên mạng không mong muốn- PV) với em không quan trọng”!
Trong cảnh huống này, 8 chỉ vàng hay 3 chỉ vàng không còn là chuyện tiền to hay tiền nhỏ nữa. Nó là tính mạng của một cháu bé; là sự hào phóng vô biên; là sự biết ơn khắc cốt ghi tâm của con người với con người.
Ở đời, tình cảm, ân nghĩa như thế, có viên ngọc liên thành nào so bì giá trị cho được!
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết "17 năm tìm chủ nợ", bạn có thể mời tác giả Mỹ Anh một “ly cà phê” thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR “Buy me a coffee”
Hoặc bạn cũng có thể tặng “ly cà phê” cho tác giả Mỹ Anh bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: “Tặng cà phê cho tác giả Mỹ Anh”. Đọc cà phê tối, tặng “cà phê” là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một “ly cà phê”. Mỗi “ly cà phê” trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt
Tin tức khác

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
