![]() |
Đồng chí Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam (đứng) phân tích, bảo vệ việc tăng lương tối thiểu vùng cho người lao động từ 1/7/2022. Ảnh: Công đoàn Việt Nam |
Sáng 12/4, Hội đồng Tiền lương Quốc gia đã họp phiên thứ 2 dưới sự chủ trì của ông Lê Văn Thanh - Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH, Chủ tịch Hội đồng Tiền lương Quốc gia để tiếp tục thảo luận, thương lượng về việc tăng lương tối thiểu vùng cho người lao động tại doanh nghiệp.
Sau hai phiên họp, thương lượng, với đa số phiếu tán thành, Hội đồng Tiền lương quốc gia đã đồng thuận và chốt đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2022 ở mức 6% để trình Chính phủ xem xét quyết định. Đây cũng là phương án duy nhất được Hội đồng Tiền lương Quốc gia đưa ra để bỏ phiếu kín.
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên 2 năm nay Chính phủ chưa điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng, do đó các doanh nghiệp tiếp tục duy trì mức lương tối thiểu theo Nghị định 90/2019/NĐ-CP. Lần điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng gần nhất là từ ngày 1/1/2020 với vùng I là 4,42 triệu đồng, vùng II là 3,92 triệu đồng, vùng III là 3,42 triệu đồng và vùng IV là 3,07 triệu đồng. Mức lương tối thiểu vùng còn thấp nên đời sống của nhiều người lao động gặp rất khó khăn.
Trước đó, trong phiên họp lần thứ nhất của Hội đồng Tiền lương Quốc gia vào ngày 28/3, phía đại diện cho người lao động là Tổng LĐLĐ Việt Nam đặt ra mục tiêu thương lượng và kỳ vọng lương tối thiểu vùng sẽ được tăng ở mức từ 7 đến 8% từ ngày 1/7/2022. Còn phía đại điện cho người sử dụng lao động là Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đề nghị tăng lương từ ngày 1/1/2023 thay vì từ tăng 1/7/2022.
Nêu các lý do để bảo vệ đề xuất tăng lương tối thiểu vùng cho người lao động, đồng chí Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam nhấn mạnh: "Dịch bệnh Covid-19 kéo dài đã và đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình đời sống, việc làm, thu nhập của người lao động và gia đình họ. Tôi chia sẻ với khó khăn của nhiều doanh nghiệp nhưng chúng ta không thể không quan tâm đến một bộ phận người lao động đang rất khốn khó. Sức chịu đựng của người lao động cũng đã đến ngưỡng để xem xét điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng trong bối cảnh chỉ số giá tiêu dùng tăng liên tục và đời sống người lao động gặp rất nhiều khó khăn. Chúng ta phải nhìn hình ảnh người lao động xếp hàng từ sáng sớm để chờ rút Bảo hiểm xã hội một lần là điều rất đáng để suy nghĩ”.
![]() |
Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam, phía đại diện cho người lao động chia sẻ sâu sắc với những vất vả, khốn khó của người lao động và gia đình họ trong hai năm qua khi ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19. Ảnh: Võ Hương |
Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, phía đại diện cho người lao động cũng cho rằng, việc tăng lương cho người lao động từ 1/7/2022 là hợp lý. Thứ nhất, theo Nghị quyết Số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp, từ năm 2021, Nhà nước định kỳ điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng Tiền lương Quốc gia. Các doanh nghiệp được thực hiện chính sách tiền lương trên cơ sở thương lượng, thoả thuận giữa người sử dụng lao động với người lao động và đại diện tập thể người lao động; Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào chính sách tiền lương của doanh nghiệp.
Cùng với đó căn cứ vào tình hình kinh tế - xã hội, chúng ta đang chuyển sang giai đoạn phục hồi, phát triển, đặc biệt trong quý I vừa qua nền kinh tế Việt Nam đã phục hồi rất mạnh mẽ. Trong khi đó người lao động thì vẫn đang hết sức khó khăn.
"Thời điểm này tăng lương là để hỗ trợ giúp cho người lao động vượt qua khó khăn, đồng thời cũng chính là động lực để tăng năng suất lao động, giúp cho doanh nghiệp phục hồi nhanh, phát triển mạnh" – Đồng chí Ngọ Duy Hiểu nói.
![]() Con số hơn 200.000 lao động chọn thôi việc, rút Bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần trong ba tháng đầu năm 2022, theo thống ... |
![]() Cách đây ít ngày, thông tin trên báo chí về một bác sĩ chuyên khoa có công việc ổn định tại một bệnh viện Trung ... |
![]() “Tình huống lúc đó quá gấp gáp, tôi không nghĩ nhiều, chỉ biết lao xuống biển... Thời gian cứu nhanh lắm, chỉ khoảng 10 phút ... |
Tin mới hơn

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

Phúc Long và hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt đến Gen Z

VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam
Tin tức khác
