![]() |
Công ty TNHH Golden Victory Việt Nam (xã Nghĩa Minh, huyện Nghĩa Hưng, Nam Định) |
Ông Gia thông tin, sáng thứ Hai tuần tới công nhân bị ngộ độc bắt đầu được giám định sức khỏe. Do số lượng công nhân nhiều, nên 200 công nhân bị ngộ độc này có thể không khám hết trong một lần, mà sẽ được chia nhỏ thành nhiều lần khám khác nhau, điều này còn phụ thuộc vào việc sắp xếp lịch của cơ quan giám định y khoa.
“Tuy vậy, từ đầu tuần tới cho đến hết tháng 12/2019, công ty sẽ giải quyết xong vấn đề giám định sức khỏe đối với công nhân. Người nào đạt thì bắt đầu làm việc, còn người nào không đạt thì công ty vẫn cho nghỉ hưởng lương 100% cho đến khi nào sức khỏe ổn định hoàn toàn thì sẽ thông báo cho công nhân trở lại làm việc”, ông Gia thông tin.
![]() |
Công nhân bị ngộ độc nằm điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Nghĩa Hưng |
Chia sẻ về vấn đề trên, chị T.T.H (24 tuổi, huyện Nghĩa Hưng), nữ công nhân bị ngộ độc sáng 17/10 cho biết: “Đầu giờ chiều cùng ngày, tôi nhận được thông báo của công ty về việc đi khám lại. Theo đó, thời gian khám là vào 10h sáng thứ Hai, công nhân đi khám được yêu cầu phải mang 1 ảnh chân dung 4x6, chứng minh thư nhân dân và thẻ bảo hiểm y tế”.
Được biết, sau khi thông báo về tình hình khắc phục sự cố gây mất an toàn, vệ sinh lao động ngày 30/10, Golden Victory hứa sau khi công ty quay lại sản xuất bình thường, sẽ tạo điều kiện cho những công nhân bị ngộ độc được nghỉ hưởng nguyên lương thêm 1 tuần và bố trí cho họ đến cơ quan giám định y khoa được nhà nước công nhận để khám giám định sức khỏe.
Tuy nhiên, sau khi công ty vận hành và toàn bộ công nhân đi làm trở lại (ngày 7/11), một tuần sau đó Golden Victory và cơ quan giám định y khoa vẫn chưa tổ chức được buổi giám định sức khỏe như dự kiến cho công nhân.
![]() |
Công nhân Golden Victory đi làm trở lại sau sự cố ngộ độc |
Trước đó, sự cố ngộ độc vào các ngày 14/10, 16/10, 17/10 và 23/10 tại công ty Golden Victory đã khiến hơn 160 công nhân phải nhập viện vì ngộ độc, trong đó có nhiều trường hợp nặng phải chuyển gấp lên Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cấp cứu.
Tin mới hơn

“Thay” tư duy - “đổi” vận mệnh

Bất cập chính sách khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy ở vùng đặc biệt khó khăn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo
Tin tức khác

Biến phế phẩm thành “vàng” – sáng kiến của người cán bộ yêu nghề

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Nghị quyết 57: Người lao động có cơ hội “thăng hoa” cùng thời đại số

“Kênh ba bên” - mô hình đối thoại cần thiết trong nền kinh tế thị trường
