![]() |
Từ năm học tới, học sinh có thể được nghỉ hè trọn vẹn 3 tháng. Ảnh minh họa |
Trong đơn gửi Bộ GD&ĐT, Chủ tịch hội đồng và hiệu trưởng các trường ngoài công lập ở Hà Nội cho hay, họ thực sự lo lắng và hoang mang vì Bộ yêu cầu các trường không được tổ chức dạy học trước 1/9. Họ lo vì sợ không kịp chương trình, họ ngại bởi Covid-19 đã khiến nhiều trường lao đao nhưng nếu Bộ gật đầu cho các trường tư thục làm theo ý mình thì con trẻ sẽ chỉ còn 3-4 tuần nghỉ hè!
Năm nay điều đó có thể chấp nhận do đợt nghỉ Tết vì Covid-19 quá dài, lần đầu có thể tùy theo thực tế và điều chỉnh phù hợp. Tuy nhiên lấy đó để làm cơ sở cho trường tư có đặc thù riêng rồi họ muốn cho học sinh nghỉ thế nào quyền họ thì vô tình trẻ em bị tước đi quyền nghỉ hè như bạn bè trường công!
Nhưng chẳng lẽ đây là lý do chính “với trường tư thục, nhà trường, giáo viên phải đi làm mới có thu nhập. Nếu năm nào cũng nghỉ 3 tháng nghỉ hè, các trường sẽ khó khăn trong nguồn tiền để trả lương cho giáo viên”. Vì giáo viên, vì trường hay vì học sinh có lẽ trong trường hợp này không khó để trả lời.
Từ lâu, đã có nhiều ý kiến cho rằng nên chia nhỏ kỳ nghỉ sang mùa đông hay kéo dài nghỉ Tết và cũng là những bàn thảo để đó rồi thôi. Nhân năm học quá đặc biệt này, học sinh lại trở về “Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm hoang mang của buổi tựu trường” và ủng hộ điều này đã nhiều hơn phản đối.
Nhưng người lớn lại đem muôn vàn lý do để “cướp” đi tuổi thơ của trẻ nhỏ. Nào là nghỉ quá dài làm sao coi nổi, nghỉ nhiều như thế rồi học các kỹ năng, ngoại ngữ thế nào, nghỉ lâu như vậy quên kiến thức hết...
Tôi thích phản bác thẳng thắn của PGS.TS Trần Thành Nam - Chủ nhiệm Khoa Các Khoa học Giáo dục, Trường Đại học Giáo dục: “Tôi biết, nghỉ hè kéo dài sẽ có cha mẹ phàn nàn, con ở nhà lâu quá trong khi bố mẹ đi làm thì không ai trông. Các con có thể “nghiện” game hoặc nghĩ ra những trò không phù hợp. Điều này có thể có một phần đúng nhưng cũng phản ánh một tâm lý ích kỷ của cha mẹ. Những bậc cha mẹ với suy nghĩ này đang muốn “khoán trắng cho nhà trường” từ trách nhiệm trông nom, chăm sóc đến giáo dục trẻ”.
Tôi còn muốn kỳ nghỉ hè dài sẽ giúp con trẻ khám phá thêm những thứ ngoài trường và sách vở, thậm chí tham gia làm những công việc vừa sức để trân quý những thứ có được.
Tôi mong các con nạp lại năng lượng bằng những tháng ngày đủ dài để chơi thể thao, về quê, gắn kết gia đình với những chuyến đi. Tôi cũng tin rằng thầy cô cũng cần một khoảng thời gian để hồi phục sau 9 tháng mệt nhoài và không gì ngoài con chữ, học trò, áp lực trường lớp thi cử...
Hơn nữa con trẻ cũng cần được tôn trọng chứ đừng áp đặt những gì chỉ tiện lợi cho chúng ta!
![]() Cập nhật thông tin Covid-19 lúc 7h sáng ngày 13/7, tổng số người nhiễm trên toàn cầu đã lên tới hơn 13 triệu, hơn 571 ... |
![]() Sau khi biết được sự việc chị P.T.T.C bị anh chồng “hờ” bạo hành, anh Nguyễn Văn Hòa – chủ xưởng sản xuất da nơi ... |
![]() Thực hiện Cuộc vận động “Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ”, phong trào thi đua cải tiến ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
