![]() |
Thầy Đào Thiện Khải từng là giáo viên dạy toán Trường THPT Chu Văn An và hiệu trưởng Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam. |
Cuốn "Một số vấn đề về phát hiện và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu toán học" của Nhà xuất bản Giáo dục năm 1967, được coi như "kinh thánh" của những giáo viên dạy học sinh giỏi toán thời đó. Cuốn sách dày 30 trang nói nhiều điều song tựu trung là giảng dạy để bồi dưỡng nhân tài cho đất nước, không có một chữ nào về thi quốc tế, quốc gia. Nhưng về trường chuyên lâu nay ta hay sợ chuyện “luyện gà nòi”, “học lệch”, những việc đó thực tế có, nhất là trong những năm 90 của thế kỷ trước khi bài thi vào đại học rất khó (so với bây giờ) và học sinh chỉ có duy nhất con đường thi đỗ vào đại học.
Giờ đây đất nước đã đến một giai đoạn phát triển khác, chẳng hạn như Hà Nội có 3 trường chuyên; cả nước có 71 trường chuyên; có rất nhiều trường đại học, thi vào cũng được, ghi tên xin nhập học cũng được.
Mục đích thực sự của trường trung học phổ thông (THPT) chuyên vẫn là đào tạo ra những con người có khả năng sáng tạo, phát triển bản thân cũng như phục vụ cho đất nước thì có gì không nên giữ trường THPT chuyên?
Hiện nay, Bộ GD-ĐT muốn trường chuyên được trang bị hiện đại như trường quốc tế; quốc tế không có trường chuyên cấp THPT; còn như ở nước Pháp, tại Paris, nhiều khu phố có trường rất lớn. Còn nói cần tạo điều kiện để các trường THPT ở ta có cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên được đồng đều, đó là mong muốn chính đáng. Nhưng trong khi chưa làm được, hãy làm từng điểm rồi lan rộng ra vì ta luôn muốn rằng “không ai bị bỏ lại phía sau”.
Lại nói về trường chuyên tập trung đào tạo “thợ thi quốc tế”. Có thể có nước không bồi dưỡng cho học sinh đội tuyển đi thi học dài ngày nhưng từ lớp mẫu giáo các em học sinh đã có đồ chơi về toán, học dạy trên truyền hình, phát hành sách chuyên đề; có nước còn in chuyên san hàng tháng về thi toán quốc tế... Các trường THPT chuyên của ta hàng năm may lắm góp được một vài em vào đội tuyển 6 người của cả nước, không phải là chuyện phổ biến.
Nói thêm về "luyện gà nòi" bộ môn toán, không dễ gì có học sinh giỏi giải được các bài thi toán quốc tế, thầy giáo luyện được "gà nòi" lại càng hiếm. Ta có nhiều thầy luyện thi Toán, Vật lý giỏi, chắc chắn đáp ứng được yêu cầu của trường THPT nước ngoài, rất tiếc thiếu tiếng Anh, cho nên tôi nghĩ luyện thi cũng là một tiềm năng của chúng ta.
Nỗi lo về học lệch, học gạo trong trường THPT chuyên có lẽ cũng xưa rồi. Bây giờ các em có máy tính, smartphone, cần gì phải nhớ nhiều... Các em tha hồ tự học, tham khảo tài liệu, xây dựng phản biện, giáo viên vất vả thêm. Tôi nghĩ ít nơi có thuận lợi để triển khai cải cách giáo dục bằng ở trường THPT chuyên nhưng giám hiệu nhà trường lại có trăn trở khác: Lo các em "nghiện" smartphone, game... và còn một điều đáng quan tâm nữa là hình như các em trai gái đầu thế kỷ 21 này “líu ríu” với nhau nhiều hơn cuối thế kỷ 20.
Năm 1968, thỉnh thoảng về quê thấy đường làng lầy lội, lợn chạy lông nhông, cả làng có cô giáo học sư phạm 7 +3 đã là vui lắm. Nay trở về, làng đã được nông thôn mới đang chuẩn bị lên quận, sinh viên đại học, thầy giáo, thầy thuốc đều có cả, tôi cứ nghĩ mãi... không biết trường chuyên của mình có góp được chút gì vào đây không?
Gần đây có nhiều tranh luận về trường chuyên, có người bảo để, người bảo bỏ, có người vui tính bảo đem đấu giá Trường Hà Nội – Amsterdam. Còn thầy trò trường Ams bảo nhau nếu điều đó xảy ra thì chúng ta góp vốn xin dự thầu.
![]() Cập nhật thông tin Covid-19 lúc 7h sáng ngày 5/7, tổng số người nhiễm trên toàn cầu đã lên tới hơn 11,3 triệu, hơn 542 ... |
![]() Vụ tai nạn giao thông (TNGT) mới xảy ra vào khoảng 9h30 ngày 02/7 trên đại lộ Lê Nin, đoạn qua địa bàn xã Nghi ... |
![]() Không hài lòng về chất lượng dịch vụ, ngày 20/06, chị N.T.H tới Thẩm mỹ viện Quốc tế Venus tại số 48 Trung Phụng, Đống ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
