![]() |
Câu chuyện cháu bé lớp 1A1 Trường Tiểu học Quang Trung, Hải Phòng bị phê bình vì đứng nắng đợi vào trường, đang gây xôn xao dư luận. Ảnh: MXH |
Tôi thì nghĩ câu chuyện là cái bữa ăn bán trú ấy.
Bố cháu mất sớm. Mẹ cháu trước đi làm tạp vụ cho nhà trẻ, mỗi tháng được 4 triệu. Tiền nhà thuê 2 triệu. Tiền con ăn bán trú 1,2 triệu. Còn lại giật gấu vá vai, hai mẹ con vẫn đắp đổi được qua ngày. Khi dịch Covid-19 xảy ra, các cháu nghỉ thì chị cũng nghỉ. Ba tháng nghỉ mọi cái đều đọng lại, chị không còn đồng nào. Chị kể:
“Giờ được đi làm trở lại, điều đầu tiên giờ tôi đang cố gắng là kiếm tiền để chi trả những cái cấp bách trước như tiền nhà, tiền lãi trả góp thì sau đó mới đến con. Do đó tôi buộc đưa con về ăn trưa, thương cháu lắm nhưng buộc phải làm như vậy.”
Không việc làm, không lương, không tiền mới dẫn đến không có được cho con bữa ăn bán trú. Rồi thì cháu mới phải đến trường sớm để mẹ lặn lội mưu sinh...
Chuyện lo sống như nhà chị chắc không phải là số ít. Chỉ cần nhìn vào vài cái tít báo là có thể mường tượng ra điều đó: “Quyền lợi của 2.200 công nhân Huê Phong mất việc giải quyết thế nào?”; “Công đoàn Công ty Taekwang Vina cam kết không để công nhân nghỉ việc chịu thiệt thòi”.
Tin mới nhất là công ty có số lao động lớn nhất Việt Nam có thể cắt giảm 18000 lao động. Nghĩa là 18000 gia đình sẽ lao đao. Biết bao nhiêu khoản chi tiêu và biết bao đứa trẻ phải cùng gánh chịu với cha mẹ.
Gói 62 ngàn tỷ đang được phân bổ. Nhưng không phải người lao động khó khăn nào cũng được chia sẻ. Khoản hỗ trợ hơn 1 triệu đồng rất đáng quý. Nhưng với một gia đình có con đi học, cha mẹ mất việc, thì đúng là muối bỏ bể. Gian khó mới hiểu lòng người. Chuyện tương tự như em bé Hải Phòng, có thể sẽ còn lặp lại ở nơi này nơi khác.
Nghĩ về đời sống của người lao động hiện nay tôi càng cảm phục người mẹ của cháu.
Và tự nhủ mình hãy vượt qua những ngày này, để có thể nói với con: Bố mẹ sống vì con và con chính là cuộc sống của bố mẹ.
![]() Đến 7h sáng ngày 25/5, số người nhiễm Covid-19 trên toàn cầu đã lên tới hơn 5,49 triệu người với hơn 346 nghìn người đã ... |
![]() Lợi dụng nhu cầu tìm việc làm tăng cao, lũ "kền kền" tìm đủ chiêu trò lừa đảo người lao động. Vậy, cần cảnh giác ... |
![]() Cô giáo Hoàng Thị Điệp (Trường Tiểu học xã Lợi Bác, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn) đã 11 năm bám bản, bám trường ở ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
