![]() |
Ngôi trường nơi cô giáo ở Long An bị phụ huynh vào lớp đánh bất tỉnh. Ảnh: A.L |
Một cô giáo ở Long An đã bị phụ huynh học sinh đánh gục ngay trong trường. Theo tường thuật lại, cô giáo đang dạy học sinh, phụ huynh xuất hiện. Cô giáo tạm dừng công việc, bước ra ngoài. Và lập tức, ông Nguyễn Hồng Phúc- phụ huynh học sinh- dùng mũ bảo hiểm đánh thẳng vào đầu cô.
Chưa hết, khi cô giáo choáng váng lùi lại tựa lưng vào tường, ông Phúc tiếp tục xông vào đánh liên tiếp khiến cô gục xuống nền gạch.
Lý do ban đầu được ông Phúc đưa ra là ông cho rằng cô giáo cố giữ con ông hôm trước khiến các con phải rời lớp chậm hơn các học sinh khác ít phút hôm trước.
Hãy chú ý 2 chi tiết, thứ nhất, sự việc khiến ông Phúc bức xúc diễn ra vào hôm trước. Hành vi tới hôm sau ông tới trường hành hung không còn là hành vi bột phát mà là hành vi có chuẩn bị. Điều này nghiêm trọng hơn rất nhiều.
Thứ hai, khi cô giáo đã choáng váng sau cú đánh đầu tiên nhưng ông Phúc vẫn xông vào đánh cho tới khi cô gục hẳn. Phải có người vào can thiệp vị phụ huynh này mới thôi. Đây là hành vi triệt hạ khát máu chứ không còn là đánh “dằn mặt”.
Cú đánh ấy gây choáng váng và hạ gục không chỉ cô giáo!
Nhà trường đáng nhẽ phải là nơi an toàn nhất cho cả cô và trò. Nhưng, vụ hành hung chóng vánh và man rợ diễn ra ngay trong khi cô giáo đang giảng bài khiến môi trường sư phạm đã bị vấy bẩn. Thay vì lĩnh hội những giá trị tri thức và đạo đức, các em đã buộc phải chứng kiến hành vi bạo lực nhắm vào cô giáo mình. Và, cái ác đã hiện hữu ngay ở môi trường đáng nhẽ phải ươm mầm cái thiện.
Chưa hết, ngoài cô giáo, người chịu ảnh hưởng lớn có lẽ chính là em học sinh có bố đã đánh cô. Em sẽ không hiểu người lớn đang xử lý ra sao với những bất đồng. Cú đánh ấy đánh thẳng vào niềm tin của em về chung sống trong hòa bình và lẽ phải.
Và, hành vi bạo lực đẫm máu này lại diễn ra trước mặt học sinh. Những đứa trẻ ngơ ngác nhìn cô bị đánh gục ngay trong khuôn viên nhà trường. Ít nhiều, sự trong sáng của các em cũng đã bị “sang chấn” bởi những hình ảnh khủng khiếp này.
Vụ việc không khỏi làm người ta nhớ lại tới những hình ảnh khác đau lòng trong ngành giáo dục. Đó là cô giáo tiểu học ở Long An bị phụ huynh học sinh ép quỳ. Hay, cô giáo mầm non ở Nghệ An đang mang bầu bị phụ huynh đánh, ép quỳ xin lỗi… học sinh...
Cứ thi thoảng chúng ta bắt gặp một vụ việc như này. Cứ thi thoảng chúng ta bức xúc tột độ. Và, cứ thi thoảng những cú đánh vào giáo viên, vào sự trong sáng của học sinh, vào không gian sư phạm của nhà trường lại lặp lại.
Trong vụ việc ở Long An gần đây, việc cần nhất là giám định thương tật cô giáo và xem xét khởi tố hình sự. Chúng ta không thể cứ để những sự việc đau lòng này diễn ra lặp đi lặp lại. Và, khi làm mãi một cách (hòa giải) mà sự việc vẫn tái diễn, chúng ta cần thay đổi cách làm. Cần sự răn đe mạnh mẽ hơn để tránh những sự việc đau buồn tương tự.
Và, sự trả giá của vị phụ huynh bạo lực cũng khiến những đứa trẻ đã chứng kiến vụ việc thấy, rằng hành vi ấy là sai; là ác và nhất định sẽ bị trừng trị; công lý sẽ được thực thi.
Còn các bậc phụ huynh đang bức xúc trăm bề với đủ thứ trong cuộc sống, trước khi làm bất cứ điều gì, hãy nhớ một câu khá hay của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp: “Sống dễ lắm! Cứ nhìn vào mắt bọn trẻ con mà sống!”.
![]() Đến 7h sáng ngày 21/5, số người nhiễm Covid-19 trên toàn cầu đã lên tới hơn 5 triệu người với hơn 329 nghìn người đã ... |
![]() Kết quả xưởng làm việc cháy, mức thiệt hại lên đến khoảng 60 tỷ đồng. Hiện công nhân này đã bị khởi tố. Điều này ... |
![]() Sức khỏe tinh thần là một vấn đề cần được quan tâm đối với nhiều người trước bối cảnh đại dịch Covid-19 đã và đang ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
