![]() |
Thầy Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng trường Marie Curie. Ảnh: Zing.vn |
Đến giờ này thì nhiều lắm lắm rồi các bạn được nghe kể về bức thư “Để ông nội nói cho mà nghe”. Thầy Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng trường Marie Curie (Hà Nội) đã dặn dò, chia sẻ với học sinh thật súc tích và cũng thật tình cảm.
Tôi xin phép được trích lại bức thư ‘Gửi học trò thời dịch cúm Covid-19’.
“Các con thân yêu! Ngôi trường vắng bóng thầy trò chẳng còn nghĩa lý gì. Buồn! Nhớ! Những ngày khó khăn nhất rồi sẽ qua đi. Nếu không có gì thay đổi; ba, bốn ngày nữa là các con sẽ được đến trường, thầy trò được gặp nhau, bạn bè được gặp nhau… Giải bóng mùa xuân lại tiếp tục. Hàng chục cái cúp long lanh đã về, chờ các con.
Còn việc nữa "để ông nội nói cho mà nghe":
- Thứ Hai 17/2, nếu bạn nào bị sốt, bị ho thì tạm thời ở nhà và nói cho bố mẹ đưa đi khám xem làm sao. Có sức khỏe thì mới học được, mới chơi hết mình được. Con Covid-19 vẫn đang rình rập, cẩn thận vẫn hơn.
- Những bạn sức khỏe bình thường thì yên tâm đến trường. Trường đã được các cô chú vệ sinh sạch sẽ hơn bao giờ hết; cái sạch thấy được đã đành, có cả cái sạch không thấy được là diệt khuẩn… Các con vẫn phải duy trì hai việc cần thiết để tránh nhiễm Covid-19; rửa tay và đeo khẩu trang thường xuyên trong thời gian ở trường.
Ông nội yêu thương các con vô cùng!”
Hôm nay đã là 17/2 - ngày mà thầy trò hẹn nhau tề tựu, nhưng con Covid- 19 vẫn ngăn cản thành công. Và thế là thầy trò vẫn tạm xa nhau.
Và tôi xin viết tiếp một điều mà thầy Khang và hầu hết các đồng nghiệp của thầy không muốn nhắc đến nhiều. Đó là các thầy cô sẽ ra sao khi học trò tạm nghỉ ở nhà?
Nhiều thầy cô soạn giáo án điện tử, dạy trò online. Công việc mới, công nghệ mới rất nhiều vất vả. Có thầy cô lại phải tổ chức dạy thêm hoặc tìm công việc khác trong những ngày không có giờ lên lớp kéo dài. Hàng vạn thầy cô, nhất là các thầy cô ở các trường tư thu nhập sẽ thế nào? Các con không đến trường, các thầy không đứng lớp, nỗi buồn không chỉ ở sự xa nhớ mà còn ở chính chuyện đồng lương, tiền thưởng.
Chúng ta hay nói “nước mắt chảy xuôi". Cha mẹ lo cho con, nhiều hơn con lo cho cha mẹ. Thầy cô lo lắng cho học trò, nhưng có mấy ai trong số những người thầy ấy lo toan được cho chính mình?
![]() Trong 10 năm làm báo, tôi từng chứng kiến nhiều cảnh đời khổ cực, bi đát, nhưng thú thật chưa bao giờ có một gia ... |
![]() Giữa những ngày ai ai cũng lo ngại Covid-19, thậm chí là không ngại truyền tai nhau những câu chuyện "ly kỳ" về người trong ... |
![]() Người nhiễm Covid-19 thường có triệu chứng ho, sốt, khó thở… nếu không được điều trị có thể bị viêm phổi nặng, suy hô hấp ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
