![]() |
Học sinh tại TP.HCM sẽ trở lại trường học vào thứ hai tuần tới (17/2). Ảnh: V.H |
Ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM chia sẻ với báo giới rằng, Thành phố dự định cho học sinh trở lại trường vào ngày 17/2 tới. Ông Hiếu lý giải quyết định này dựa trên hướng dẫn của Bộ Y tế rằng địa phương không có dịch hoặc dịch không phát triển thì học sinh có thể trở lại trường.
Quyết định của Sở GD-ĐT TP.HCM nhận phản ứng dữ dội từ phía các bậc phụ huynh. Bởi, dù dịch bệnh ở Thành phố đang có dấu hiệu khả quan song những nỗi lo vẫn còn đó. Phụ huynh đưa ra những lập luận (vốn được dùng từ trước khi Sở chậm đưa ra quyết định cho trẻ nghỉ học) rằng ý thức đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn của trẻ em rất kém. Rằng trường học là nơi tập trung quá đông học sinh, là con em của quá đông thành phần trong xã hội, cho các em đi học không chỉ thiếu an toàn cho các em mà còn thiếu an toàn cho cả thành phố…
Chưa kể là những cập nhật mới nhất rất phức tạp về dịch bệnh, theo thống kê mới nhất, riêng tỉnh Hồ Bắc (TQ), số ca nhiễm mới Covid-19 tăng gấp 9 lần, số ca tử vong tăng gấp 3 lần. Ở Việt Nam, ca nhiễm thứ 16 vừa được xác định ở Vĩnh Phúc. Cả xã Sơn Lôi (Vĩnh Phúc)- nơi được cho là tâm dịch - đã được cách ly. Các địa phương khác cũng vẫn đang tiến hành cách ly thêm các ca nghi nhiễm.
Chúng ta không bi quan, sợ hãi thái quá nhưng cũng nên nhìn nhận thẳng vấn đề. Rằng những ngày qua, tình hình bệnh dịch ở Việt Nam được khống chế tốt nhờ các biện pháp quyết đoán, rốt ráo. Chứ nó không xuất phát từ sự thờ ơ, vô cảm.
Bên cạnh quyết định của Sở GD-ĐT TP.HCM, Sở Y tế Thành phố đã trao đổi với báo Phụ nữ TP.HCM những chỉ dẫn rất “lạ” như sau: Giáo viên ngoài nhiệm vụ dạy học phải chú ý quan sát để phát hiện dấu hiệu học sinh bị nhiễm Covid-19 như sốt, ho, khó thở. Khi đó phải cách ly ngay học sinh, đưa đến phòng y tế của trường, thông báo cho phụ huynh, thông báo cho trạm y tế hoặc trung tâm y tế.
Tức là, giáo viên Thành phố sẽ thêm nhiễm vụ theo dõi, kiểm tra lâm sàng bằng… mắt. Đáng nói, gần đây, khoa học còn đặt thêm giả thiết người nhiễm Covid-19 có thể ủ bệnh tới 24 ngày thay vì 14 ngày. Vậy các cô giáo không được đào tạo dịch tễ, thẩm định sức khỏe học sinh bằng mắt có nhìn ra được học sinh mang mầm bệnh không?
Câu trả lời là nhìn vào mắt! (Theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng)
Chưa kể, trong năm học 2019-2020, TP.HCM tăng hơn 75.000 học sinh so với năm học trước. Bà Nguyễn Thị Thu Hiền, trưởng Phòng GD-ĐT Q.9, TP.HCM thành thực trao đổi với báo Tuổi trẻ trước năm học: "Năm nay, dù đã cố gắng xây dựng thêm nhiều phòng học mới nhưng sĩ số bình quân của các lớp tiểu học trên địa bàn quận vẫn ở mức 40-42 em/lớp. Những lớp đông nhất thì khoảng 48 em, trong khi Bộ GD-ĐT quy định sĩ số học sinh tiểu học không được vượt quá 35 em/lớp".
Phòng học quá tải, sỹ số tăng quá chuẩn, giáo viên chỉ riêng việc dạy cũng quá tải. Phụ huynh không thể yên tâm trước những con số ấy để phó thác sức khỏe con em mình cho nhà trường.
Sở GD-ĐT TP.HCM nên cân nhắc lại các giải pháp của mình. Bởi như Thủ tướng đã nói: “Chống dịch như chống giặc”. Mà “chống giặc” thì không thể chủ quan, mạo hiểm được. Nhất là với sức khỏe trẻ em!
![]() "Dưa này miễn phí, ủng hộ nông sản Việt đang gặp khó khăn trong xuất khẩu, mỗi người một quả, mọi người tự nhiên lựa ... |
![]() Những ngày qua công nhân khắp các khu công nghiệp đều lo lắng về sự lây lan và diễn biến phức tạp của dịch viêm ... |
![]() Tại Trung tâm Y tế huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc, khu vực cách ly đặc biệt các trường hợp liên quan đến virus corona nằm sâu phía ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
