![]() |
30 công dân Việt Nam (gồm du học sinh, khách du lịch, doanh nhân... ) đã trở về từ Vũ Hán trong chuyến bay đặc biệt. Ảnh: Vietnam Airlines |
Hôm qua (10/2), 30 công dân Việt Nam đã trở về từ Vũ Hán trong chuyến bay đặc biệt. Cần nhắc lại, Việt Nam không phải là quốc gia đầu tiên sơ tán công dân khỏi tâm dịch như nhiều người lầm tưởng. Song, chuyến bay đặc biệt với phi hành đoàn gồm cả bác sỹ với đầy đủ bảo hộ dù sao cũng mang nhiều tính biểu tượng giữa mùa dịch.
Cô gái trong nhóm sơ tán từ Vũ Hán ngay sau khi về Việt Nam đã nói viết trên trang cá nhân thế này: “Kết thúc chuỗi ngày phập phồng lo lắng bằng một hành trình vạn dặm của cả một tập thể. Đại sứ quán túc trực 24/7 mỗi ngày. Thấy cái group im im thì lại vào "tám chuyện" cùng mọi người. Các tin nhắn thăm hỏi, gợi chuyện, trao đổi liên tục nhảy trên nhóm. 2h đêm tin nhắn của Đại sứ vẫn còn nhắn mọi người an lòng. Đêm hôm qua, cả Đại sứ quán Việt Nam ở Trung Quốc thức cùng cả nhóm. Cập nhật từng bước chân. Gọi điện thoại động viên mọi người từ ngày 23/1 đến hôm nay”.
“Hành trình vạn dặm” mà cô gái nhắc tới từ Vũ Hán về Vân Đồn (Quảng Ninh) chỉ 1 tiếng 35 phút bay. Song, đằng sau hơn 1 tiếng rưỡi bay ấy là rất nhiều thời gian chuẩn bị, tinh thần và vật lực. Bởi, ngay khi về sân bay Vân Đồn, không chỉ các công dân được sơ tán mà cả các bác sỹ, tổ bay, tiếp viên trên chuyến bay… đều sẽ phải cách ly 14 ngày. Thêm nữa, mang công dân về từ tâm dịch đồng nghĩa với việc Việt Nam sẵn sàng chấp nhận thêm rủi ro về việc tăng số ca lây nhiễm.
Song, có lẽ, biểu tượng về con số sẽ không bao giờ mạnh bằng biểu tượng về ý chí và tinh thần. 30 người được sơ tán khỏi tâm dịch giúp hàng triệu người Việt ở nước ngoài hay thường xuyên ra nước ngoài cảm thấy an tâm hơn. Rằng, đã là người Việt thì không ai bị bỏ lại. Rằng hoạn nạn chỉ là thuốc thử của ý chí cộng đồng và trách nhiệm bảo hộ công dân của chính phủ.
Trong các hình ảnh về cuộc sơ tán ngày hôm qua, tôi ấn tượng nhất bức ảnh selfie trong khoang lái của các bác sỹ, phi hành đoàn khi trở về. Họ vận bảo hộ kín người, lấp ló bên khẩu trang là khóe mắt tít lại của nụ cười mãn nguyện, khi nhiệm vụ hoàn thành.
Họ là những người tình nguyện tham gia nhưng họ cũng không muốn gọi mình là người hùng. Và cũng không cần thiết phải gọi như vậy. Bởi đó là một phần đạo đức nghề nghiệp. Một chuyến công tác bình thường, giản dị mà rất đỗi quả cảm, ân tình.
Rồi dịch cũng qua, chắc chắn là như vậy. Điều đọng lại trong chúng ta, ngoài kinh tế, có chăng sẽ là những nghĩa cử đẹp giữa mùa dịch. Mà trong thời khắc khó khăn, niềm tin cũng là một liều Vaccine cho nhân tâm.
![]() Mặc cho những nhận định hoa mỹ rằng trái phiếu doanh nghiệp (DN), nhất là của các công ty bất động sản vẫn có triển ... |
![]() Ám ảnh 'Cô Vy' trong những ngày rét đậm xen lẫn mưa xuân của miền Bắc có lẽ là điều mà nhiều người quan tâm. |
![]() Trong những ngày ai ai cũng kín mít để phòng, chống dịch bệnh viêm phổi do chủng mới của virus corona (nCoV), đó thực sự ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
