![]() |
“Tiền di động” (Mobile Money) sắp được các nhà mạng triển khai. Ảnh minh họa |
Không như nhà băng phải đi tìm kiếm khách hàng hay luôn lo sợ khách hàng của mình bỏ sang nơi khác, một khi Mobile Money đã được “kết nối" giữa người dùng, nhà mạng và bên cung cấp dịch vụ thứ 3 thì khách hàng khó có thể rời khỏi cuộc chơi.
Điều đó được khẳng định vì đổi số điện thoại đi kèm với dịch vụ trên không dễ như người ta tưởng. Việc giữ sim đổi mạng khó như hái sao trên trời đã chứng minh cho điều đó.
Các nhà mạng đang tự tin với con số 125,5 triệu thuê bao sẽ là lượng khách hàng mà bất kì nhà băng nào cũng mơ ước dù phải chia năm xẻ bảy? Nhưng điều gì sẽ đảm bảo chỉ một nửa thôi trong số đó sẽ dùng “tiền di dộng” thay vì hằng hà vô số các dịch vụ thanh toán trung gian mà trên điện thoại ai cũng nhan nhản Momo, Zalopay, Vimo, Moca, Grab…? Hấp dẫn nào đủ kéo họ từ bỏ những dịch vụ quen thuộc lâu nay để sang các nhà mạng?
Cứ cho “tiền di động” sẽ nhắm vào phân khúc nông thôn hay người thu nhập thấp, cần dùng những khoản nhỏ. Cứ nghĩ đó sẽ là một lựa chọn mới và chỉ cần chạm đến 10% thuê bao thì các nhà mạng cũng đã “no ấm”.
Nhưng cứ nhìn vào khoản lỗ hơn 1000 tỷ mà Momo đang cắn răng chịu đựng hay đơn giản hơn chỉ lỗ có 100 tỷ như Zalopay sẽ thấy thị trường này khủng khiếp đến mức nào. Đấy là chưa kể khá nhiều ông lớn khác đã âm thầm rút lui.
Khó chẳng có nghĩa là không còn cửa và nhà băng hay nhà mạng hoặc bất cứ dịch vụ thanh toán trung gian nào cũng có tính toán riêng của họ. Nhưng rõ ràng với nhu cầu và lượng thuê bao 125 triệu như thế thì các nhà mạng đang háo hức làm nhà băng hoàn toàn dễ hiểu. Nhất là khi dòng tiền đến từ các dịch vụ truyền thống như thoại, nhắn tin, nhạc chờ… hay cả 4G ngày càng teo tóp.
Nếu thu được hàng ngàn tỷ/tháng như mong ước của các nhà mạng thì họ sẽ không thua kém nhà băng nào. Nhưng ước mơ và hiện thực ít khi song hành với nhau. Khách hàng họ làm sao nhiều bằng EVN nhưng Công ty Cổ phần Giải pháp thanh toán Điện lực và Viễn thông ECPay thuộc EVN đưa vào ứng dụng ví điện tử tiền điện eDong (là tài khoản của khách hàng ở ECPay để thanh toán tiền điện) lâu lắm rồi nhưng thú thật tôi cũng lạ lẫm với eDong.
Nhà mạng sẽ xoay xở thế nào đây khi khách hàng ở các thành phố lớn hiện nay đều thực hiện chi trả điện, nước qua ngân hàng, qua Mobile Banking, Internet Banking hay qua các ví điện tử như MoMo, ZaloPay…?
Còn với người dân ở các vùng sâu, vùng xa thì vẫn chi trả tiền điện bằng tiền mặt hay thông qua các điểm giao dịch của ngân hàng.
Có lẽ chỉ hy vọng “tiền di động” cũng sẽ tiện dụng và phổ biến như WeChat Pay hay Alipay ở Trung Quốc. Tuy nhiên, có đi mới thành đường và muốn thành nhà băng thì nhà mạng cũng phải chấp nhận những “đau thương” và ra sức chiều chuộng để kéo khách hàng về với mình.
![]() Đến 7h sáng ngày 20/5, số người nhiễm Covid-19 trên toàn cầu đã lên tới hơn 4,9 triệu người với hơn 324 nghìn người đã ... |
![]() Ngày 20/02/2020, Ban Tuyên giáo Tổng LĐLĐ Việt Nam ban hành văn bản số 171/HD-TG về tổ chức cuộc thi ảnh “Nét đẹp công đoàn ... |
![]() Ngày 19/5, thông tin từ phía Công ty TNHH PouYuen Việt Nam (Công ty PouYuen Việt Nam, Quận Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh) cho ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
