![]() |
Tâm sự của nghề nâng bước trẻ thơ”. Ảnh: XH |
Yêu trẻ thì làm được thôi
Rẻ ngang nghề dạy trẻ sau một buổi đứng xem các con học, cô giáo Huỳnh Thị Thanh Châu không nghĩ mình lại gắn bó với nghề suốt 25 năm qua. Nhớ lại khoảng thời gian đầu theo nghề dạy, cô Châu không giấu được niềm xúc động: “Ngày đó đứng ngoài cửa sổ thấy các cô chơi đùa với các con mà thích lắm, rồi đánh liều nộp hồ sơ thi. May mắn đậu và đi học, những ngày đầu làm cô giáo, cứ nơi nào xa, nơi nào khó là xung phong đi. Còn trẻ, lại thích gặp gỡ được nhiều trẻ nên mạnh dạn lắm”.
Bao năm trong nghề, cũng là bấy nhiêu năm cô Châu nhìn các em lớn lên với những tâm hồn trong sáng, những ước mơ đẹp và ngây thơ nhất. “Trẻ con ngày xưa hay ngày nay đều có những nét đáng yêu như nhau, những ước mơ của các con cũng lớn và trong sáng đúng như tuổi các con vậy”, cô Châu chia sẻ.
Nghề “nâng bước trẻ thơ” nhiều những tiếng cười nhưng cũng lắm suy tư, mà theo cô Châu thì phải thật sự yêu nghề, yêu trẻ mới sống được với nghề. Ngày trước, cuộc sống của những cô giáo dạy trẻ rất khó khăn. Lương đi dạy không đủ để trang trải cuộc sống. Các cô phải tranh thủ thời gian ngoài giờ lên lớp để làm phụ nhiều nơi kiếm thêm thu nhập.
Hơn nữa, trường mầm non ngày xưa cho các trẻ cũng không được khang trang, đầu tư như bây giờ. Các trang thiết bị dạy học, hay đồ chơi cho trẻ rất tối thiểu. Các cô dạy học bằng những món đồ chơi được làm tay, không đa dạng và nhiều màu sắc.
Bây giờ, giáo dục mầm non nhận được nhiều sự quan tâm hơn, lương của thầy cô cũng được cải thiện, cuộc sống bớt khó khăn trong chi tiêu, sinh hoạt. Tuy nhiên, cô giáo dạy trẻ ngày nay lại chịu nhiều áp lực từ phụ huynh và xã hội. Điều này xuất phát từ việc ngày nay, mỗi gia đình chỉ sinh từ 1 đến 2 trẻ, các trẻ trở thành vốn quý của gia đình, nên được cưng chiều theo sở thích và có phần ương bướng hơn. Một lớp học luôn có khoảng vài em cá biệt về sự ương ngạnh. Ấy vậy mà, các cô giáo chỉ cần phạt là gia đình tìm đến trường. Nhiều phụ huynh còn đe dọa hay có nhiều hành vi ảnh hưởng đến cô giáo.
“Bậc làm cha mẹ, con hư thì dạy con là chuyện thường. Còn với các cô trên lớp nhiều trẻ hư nhưng không dám dạy dỗ. Bởi, đối với một vài phụ huynh thì mọi sự rầy la đều là mối nguy với con. Trẻ được gia đình bảo bọc cũng trở nên ương ngạnh và khó vâng lời hơn”, cô Châu tâm sự.
Nhiều những vụ việc ở các trường mầm non mô hình chung tạo nên những ánh nhìn soi xét của xã hội với cô giáo dạy trẻ. Với cô Châu và những cô giáo có tâm trong nghề thì áp lực, suy tư cũng vì thế mà nhiều hơn. “Đôi khi có những giờ lên lớp rất áp lực, tuy nhiên nếu yêu nghề, yêu trẻ thì sẽ vượt qua được tất cả”, cô Châu cười hiền đáp.
Công đoàn luôn đồng hành và chia sẻ
Nắm bắt được những khó khăn cũng như áp lực mà các cô giáo mầm non đang gặp phải, CĐ trường Mầm non Ngọc Lan luôn đề xuất các chương trình hoạt động với lãnh đạo nhà trường để tạo ngôi trường mà ở đó các cô được lắng nghe và sẻ chia.
Đầu tiên phải kể đến các hoạt động thể thao như giao lưu bóng chuyền ở các đơn vị kết nghĩa hay tích cực tham gia các hoạt động thể thao do LĐLĐ quận tổ chức. Bên cạnh đó, để tạo sân chơi riêng cho cán bộ CĐ, người lao động, sau các giờ lên lớp, nhà trường còn tổ chức thường xuyên các giải bóng chuyền giữa 5 tổ với nhau để tạo không khí vui tươi, phấn khởi.
Cô Trần Thị Hanh – Phó Hiệu trưởng, Chủ tịch Công Đoàn trường Mầm non Ngọc Lan tâm sự: "Một tuần vất vả đứng lớp, các cô rất mong ngóng đến cuối tuần để có những buổi giao lưu bóng chuyền. Hoạt động này đã được duy trì và nhận được sự tham gia nhiệt tình của các cô. Tuần mới lại nhiều năng lượng hơn cùng các con. Hơn nữa, gia đình phải luôn đồng hành cùng các cô. Tôi vẫn luôn nói với mọi người rằng, yêu và cưới cô giáo mầm non thì xin hãy luôn tin tưởng, động viên và chia sẻ bớt những áp lực mà các cô giáo đang đối mặt”.
Hơn nữa, trong các dịp lễ như 20/10, 20/11, 8/3, CĐ sẽ phối hợp với Ban Lãnh đạo nhà trường để tổ chức những chuyến đi giã ngoại, thăm quan tìm hiểu với các hoạt động vui chơi đồng đội tăng thêm sự gắng kết với nhau. Hay cũng nhân những dịp lễ này tổ chức các buổi tọa đàm về vai trò của phụ nữ,… để nâng cao thêm hiểu biết cũng như là động viên các cô tự tin với vị thế của mình.
Không chỉ tạo các sân chơi, CĐ trường Mầm non Ngọc Lan luôn lắng nghe và chia sẻ những khó khăn cho các cô giáo mầm non. “Là phụ nữ trong gia đình, nhiều cô giáo phải lo toan công việc cũng như vun vén mái ấm. Tuy vất vả nhưng các cô vẫn đứng lớp và truyền thật nhiều năng lượng cho các con. Đôi khi, những khó khăn trong gia đình được các cô tâm sự là cơ hội cho những người làm công tác công đoàn như chúng tôi có dịp kề cạnh, động viên và giúp đỡ như những người chị em. Gia đình cô giáo nào ốm, hay có người thân ốm luôn nhận được sự quan tâm thăm hỏi và động viên từ lãnh đạo, công đoàn cũng như đồng nghiệp. Đó là vốn quý mà tập thể trường đã xây dựng được ”, cô Hạnh chia sẻ.
Việc lắng nghe các các cô giáo còn là việc làm cần thiết của những người làm công tác Công đoàn và Ban lãnh đạo nhà trường. Nhiều sự việc hiểu lầm giữa phụ huynh và cô giáo được Ban lãnh đạo lắng nghe từ hai phía cũng như đưa ra những cách giải quyết xóa bỏ những định kiến. Nhờ vậy, các cô giáo trường Mầm non Ngọc Lan an tâm hơn trong công tác giảng dạy cũng như tiếp tục đồng hành để “nâng bước” bao lớp trẻ thơ.
![]() Vừa qua, Liên đoàn lao động tỉnh Ninh Bình tổ chức khánh thành và bàn giao 2 nhà “Mái ấm Công đoàn” cho CNLĐ có hoàn ... |
![]() LĐLĐ tỉnh Hải Dương vừa tổ chức bàn giao nhà “Mái ấm Công đoàn” cho chị Phạm Thị Lương, giáo viên trường Mầm non Kim ... |
![]() Tại Trường Cao đẳng Việt Nam- Hàn Quốc, LĐLĐ tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Hội thi tìm hiểu Nghị quyết Đại hội XIII Công đoàn ... |
Tin mới hơn

Có một mái nhà chung đầy yêu thương

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Công đoàn: “Mạch máu” dẫn truyền trách nhiệm trong “guồng quay” lợi nhuận
Tin tức khác

Công đoàn “thần tốc" phát triển đoàn viên và bài học kinh nghiệm quý giá

Công đoàn – “nền tảng đạo lý” trong kiến tạo doanh nghiệp có trách nhiệm

Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Quan hệ lao động hài hoà: “Nền móng” cho “đòn bẩy” kinh tế tư nhân
