
SHB đồng hành cùng ngành y tế, giáo dục chuyển đổi số toàn diện |
Từ Long An đến Cần Thơ: Hiệu quả từ những bước đi đầu tiên
Với 26 khu công nghiệp và gần 450.000 lao động, Long An trở thành bài kiểm tra khó cho bất kỳ mô hình quản lý công đoàn nào. Thế nhưng, thay vì duy trì những cách làm cũ, các cấp công đoàn đã bắt đầu chuyển mình theo hướng ứng dụng công nghệ, số hóa các quy trình và tương tác.
Chủ tịch LĐLĐ Long An, đồng chí Nguyễn Văn Quí, nhấn mạnh rằng trong bối cảnh Việt Nam hội nhập sâu rộng, trọng trách truyền thông và quản lý đoàn viên của công đoàn phải chủ động, nhạy bén và đa kênh hơn. Từ việc đầu tư trang thiết bị đến nâng cấp fanpage, zalo, xây dựng cổng thông tin điện tử, Long An đang chứng minh rằng chuyển đổi số không chỉ là khẩu hiệu.
![]() |
Đồng chí Nguyễn Văn Quí - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Long An: "Ứng dụng công nghệ số giúp viên chức ngành giáo dục theo dõi, đánh giá tiến độ học tập của học sinh một cách hiệu quả và chính xác hơn". Ảnh: T.M |
Các phần mềm quản lý đoàn viên giúp lãnh đạo công đoàn đưa ra quyết định nhanh chóng, minh bạch và hiệu quả hơn. Nền tảng số còn cho phép triển khai tư vấn pháp lý trực tuyến, hỗ trợ khẩn cấp, đào tạo online cho công nhân – những dịch vụ vốn khó tiếp cận nếu vẫn theo cách truyền thống. Điều này giúp người lao động tiếp cận thông tin và dịch vụ mọi lúc, mọi nơi.
Tại Cần Thơ, TP xếp hạng 5/63 về chuyển đổi số, LĐLĐ TP tổ chức hội thi cải cách hành chính và chuyển đổi số, thu hút 19 đội từ công đoàn cơ sở. Hội thi vừa giúp nâng cao nhận thức, vừa là dịp để đề xuất các sáng kiến, mô hình hiệu quả.
Đồng chí Lê Thị Sương Mai – Chủ tịch LĐLĐ TP Cần Thơ, nhấn mạnh: xây dựng dữ liệu số không chỉ giúp quản lý chặt chẽ mà còn rút ngắn thủ tục, nâng cao chất lượng phục vụ đoàn viên.
![]() |
Đồng chí Lê Thị Sương Mai, Chủ tịch LĐLĐ TP Cần Thơ trao giải Nhất cho đơn vị tham gia hội thi cải cách hành chánh và chuyển đổi số. Ảnh: P.V |
ông nghệ tài chính - Fintech được ứng dụng để kết nối đoàn viên với các chương trình vay vốn ưu đãi; các nền tảng thương mại điện tử công đoàn giúp công nhân mua sắm giá rẻ hơn, tạo ra hệ sinh thái hỗ trợ người lao động thiết thực.
An Giang, Sóc Trăng: Đa dạng hóa tiếp cận và truyền thông hiện đại
Tại An Giang, công đoàn tỉnh đẩy mạnh truyền thông trên mạng xã hội. Các trang Facebook, nhóm Zalo trở thành công cụ quan trọng để tiếp cận người lao động. LĐLĐ tỉnh ký kết chương trình phối hợp với cơ quan báo chí để đưa thông tin về phong trào công nhân, viên chức – lao động đến rộng rãi hơn. Chủ tịch LĐLĐ tỉnh, đồng chí Châu Văn Ly, chia sẻ: công nghệ số giúp theo dõi hiệu quả hoạt động, tăng cường minh bạch tài chính, quản lý tốt quỹ hỗ trợ đoàn viên và đặc biệt là tiếp cận nhóm lao động trẻ, tự do – vốn rất khó gần gũi theo mô hình truyền thống.
![]() |
Huyện Mỹ Tú (Sóc Trăng) ra mắt mô hình Công đoàn với chuyển đổi số. Ảnh: LĐLĐ huyện Mỹ Tú |
Sóc Trăng ra mắt mô hình "Công đoàn với chuyển đổi số" tại huyện Mỹ Tú vào tháng 5/2024. Mô hình này tập trung tuyên truyền, hướng dẫn đoàn viên sử dụng dịch vụ công trực tuyến, thanh toán không tiền mặt, và tổ chức các cuộc thi trực tuyến. Fanpage công đoàn địa phương cho phép người lao động để lại tin nhắn và nhận phản hồi kịp thời, khắc phục sự chậm trễ của truyền thông một chiều trước kia.
Từ các sáng kiến địa phương đến nhu cầu quốc gia
Các sáng kiến địa phương đang rất có giá trị, nhưng chưa đủ tạo thành một chính sách toàn diện. Việt Nam cần một chiến lược chuyển đổi số trong công đoàn tầm quốc gia, bao gồm cả khung nghĩa vụ, chuẩn dữ liệu, đầu tư hạ tầng và đào tạo con người. Mỗi địa phương là một mảnh ghép trong bức tranh chung đó, thay vì hoạt động rời rạc.
Trong bối cảnh khó lường như hiện nay - từ lao động trẻ, lao động tự do cho đến xu hướng việc làm nền tảng - không chuyển đổi số chính là tự đẩy công đoàn ra ngoài cuộc chơi. Trong khi đó, nếp tư duy mới, công nghệ số và dữ liệu lại là những vũ khí vô giá để công đoàn hiện đại hóa, phục vụ người lao động tốt hơn.
Có thể thấy, chuyển đổi số trong hoạt động công đoàn" là bước đi quan trọng trong việc định hướng phát triển tổ chức công đoàn theo hướng hiện đại, đáp ứng nhu cầu của thời đại số. Việc ứng dụng công nghệ không chỉ giúp công đoàn hoạt động hiệu quả hơn mà còn góp phần nâng cao đời sống, bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người lao động. Đây chính là thời điểm để công đoàn hành động mạnh mẽ, chủ động nắm bắt cơ hội, thúc đẩy sự đổi mới vì một tổ chức Công đoàn vững mạnh trong tương lai.
Nghị quyết số 57-NQ/TW, ban hành ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị, là một nghị quyết chuyên đề đặc biệt quan trọng về đột phá trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Nghị quyết này xác lập nhiều quan điểm, nhiệm vụ và giải pháp mang tính cách mạng, nhằm đưa Việt Nam phát triển mạnh mẽ trong kỷ nguyên số, tận dụng cơ hội từ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Đây cũng là căn cứ quan trọng để tổ chức Công đoàn tham gia sâu rộng vào quá trình chuyển đổi số. Văn kiện xác định chuyển đổi số là động lực cho phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời nhấn mạnh vai trò của các tổ chức, bao gồm Công đoàn, trong việc ứng dụng công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động. Trên cơ sở Nghị quyết 57-NQ/TW, Công đoàn có thể xây dựng chiến lược chuyển đổi số phù hợp với đặc thù của tổ chức. Trọng tâm là tham gia hoàn thiện thể chế, chính sách, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình số hóa; đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực số thông qua đào tạo kỹ năng công nghệ cho cán bộ, đoàn viên; tăng cường ứng dụng công nghệ số vào quản lý đoàn viên, truyền thông, giám sát điều kiện lao động và bảo vệ quyền lợi người lao động. |
Theo kế hoạch trung tuần tháng 4 này, tại TP Cần Thơ sẽ diễn ra Hội thảo "Chuyển đổi số trong hoạt động công đoàn". Đây là cơ hội để các cấp công đoàn cùng thảo luận, tìm ra giải pháp tối ưu nhằm hiện đại hóa tổ chức Công đoàn, bắt kịp xu hướng thời đại. Hội thảo sẽ tập trung vào việc đánh giá thực trạng chuyển đổi số trong tổ chức công đoàn, xác định những cơ hội và thách thức, đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm đẩy nhanh quá trình số hóa. Một số nội dung trọng tâm sẽ được thảo luận bao gồm: • Ứng dụng công nghệ trong quản lý đoàn viên công đoàn. • Nâng cao hiệu quả truyền thông công đoàn trên nền tảng số. • Chuyển đổi số trong chăm lo phúc lợi đoàn viên. • Đào tạo kỹ năng số cho cán bộ công đoàn và người lao động. • Hợp tác giữa công đoàn, doanh nghiệp và cơ quan quản lý trong quá trình chuyển đổi |
![]() Ngày 22/11/2024, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành Quyết định số 2149/QĐ-TLĐ phê duyệt Đề án "Chuyển đổi số trong hoạt động ... |
![]() Sáng ngày 13/1 tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm đã phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát ... |
![]() Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa ... |
Tin mới hơn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn
Tin tức khác

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới
