
Đề án chú trọng đến 04 yếu tố gồm con người, quy trình, công nghệ và dữ liệu. Trong đó, đặt mục tiêu chung là sử dụng công nghệ số và cơ sở dữ liệu số để chuyển đổi các hoạt động của công đoàn các cấp phù hợp với yêu cầu quản lý và mức độ bảo mật thông tin lên môi trường số nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng toàn bộ hệ thống công đoàn.
Xây dựng nền tảng lưu trữ và xử lý dữ liệu lớn tập trung dựa trên công nghệ mới hiện đại nhằm đáp ứng được các ứng dụng về Big Data, AI, Machine… qua đó, các cấp công đoàn có thể kết nối trực tiếp với đoàn viên, xử lý công việc được chính xác, nhanh chóng, kịp thời và đầy đủ.
Lấy đoàn viên công đoàn là trung tâm trong hoạt động chuyển đổi số của công đoàn nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả.
Để khai thác tối đa sức mạnh của đoàn viên và gia tăng ngày càng nhiều dịch vụ hồ trợ cho đoàn viên, Đề án xác định mục tiêu đến năm 2030, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có thể hình thành 1 mô hình hợp tác trong tương lai. Trong đó, mô hình có sự tham gia của các đơn vị cung cấp các sản phẩm dịch vụ (bên thứ 3), đối tượng sử dụng dịch vụ chính là các đoàn viên, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là đơn vị sẽ vận hành mô hình hợp tác.
Bên cạnh đó là hình thành toàn diện hệ sinh thái công đoàn số, tiến tới kết nối mạng xã hội của đoàn viên, kết nối các sàn thương mại điện tử, các chợ đoàn viên… tạo sân chơi cho đoàn viên, gia tăng các dịch vụ tiện ích cho đoàn viên. Đồng thời, hoàn thiện công tác nghiệp vụ của công đoàn, áp dụng các ứng dụng về Big Data, AI, Machine Learning để tổng hợp báo cáo, thông tin, hỗ trợ ra quyết định.
Ngoài ra, đề án cũng sẽ tăng cường vai trò đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên trong quá trình chuyển đổi số.
Ở nhiệm vụ này, tổ chức Công đoàn sẽ thiết lập hệ thống theo dõi, giám sát quá trình chuyển đổi số của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, kịp thời phát hiện những vi phạm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động, từ đó đề ra biện pháp hỗ trợ, bảo vệ kịp thời.
Xây dựng hệ thống khảo sát, lấy ý kiến của đoàn viên, người lao động đối với các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; ứng dụng công nghệ thông tin, hệ thống số, trí tuệ nhân tạo (AI) trong hệ thống tư vấn, giải đáp pháp luật; số hóa thư viện thỏa ước lao động tậ thể dưới dạng dữ liệu có cấu trúc, xây dựng các công cụ để khai thác phát huy.
Cùng với giải pháp bảo vệ đoàn viên trong chuyển đổi số là các giải pháp liên quan đến phát triển hệ sinh thái số (gồm nền tảng số, phát triển ứng dụng số và dữ liệu số, phát triển kỹ thuật số); phát triển dữ liệu số; đảm bảo an ninh, an toàn; đào tạo, tập huấn…
![]() Mới đây, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng trực tiếp giảng chuyên đề “Bàn về ... |
![]() Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng nêu 4 đặc tính cần có của lãnh đạo thời chuyển đổi số, trong ... |
![]() Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh, lãnh đạo thì không phải hiểu sâu về công nghệ nhưng phải ... |
![]() Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh, nếu cán bộ, công chức kém, làm sai nhiều; người lao động ... |
![]() Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, thực thi nhanh trong quá trình chuyển đổi số sẽ mang lại kết quả nhanh, mang lại nhiều giá ... |
![]() Đầu tháng 10/2024, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng trực tiếp giảng chuyên đề “Bàn ... |
Tin mới hơn

Công chức có thể được làm việc từ xa, nghỉ phép nhiều hơn để lo việc gia đình

Lao động hợp đồng có được hưởng chế độ thôi việc theo Nghị định 178?

Nâng mức thanh toán khoán công tác phí theo tháng với cán bộ cấp xã
Tin tức khác

Bộ Nội vụ thông tin mới nhất về chế độ, chính sách cho cán bộ, công chức sau khi bỏ cấp huyện

Người thuộc nhóm đối tượng nào thì được hưởng quyền lợi BHYT cao nhất?

Người lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp như thế nào khi mất việc?

Tiền lương tháng để làm căn cứ tính hưởng chính sách sau sắp xếp như thế nào?

Cán bộ không chuyên trách được hưởng chính sách gì khi sáp nhập xã?
