
Viên chức, người lao động có thể nhận mức trợ cấp thất nghiệp cao nhất là bao nhiêu? |
Nhiều người lao động băn khoăn, sau khi bị mất việc hoặc nghỉ việc, có được hưởng trợ cấp thất nghiệp hay không? Nếu được thì mức hưởng ra sao và quy trình, thủ tục nhận như thế nào?
Nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội vừa ban hành hướng dẫn thủ tục về chính sách bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) cho người lao động trên địa bàn.
Theo đó, trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc, người lao động chưa có việc làm và có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp có thể lựa chọn 1 trong 2 hình thức nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp sau:
1. Nộp trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia.
2. Nộp trực tiếp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp tại bộ phận một cửa, Trung tâm Dịch vụ việc làm.
Người lao động cần đáp ứng các điều kiện sau để hưởng BHTN:
- Người lao động có tháng liền kề trước thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động đã đóng BHTN và được tổ chức Bảo hiểm xã hội xác nhận.
- Đã đóng BHTN từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động/hợp đồng làm việc đối với hợp đồng lao động/hợp đồng làm việc không xác định thời hạn; hợp đồng lao động/hợp đồng làm việc xác định thời hạn.
- Đã đóng BHTN từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng, trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ, hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng.
- Đã nộp hồ sơ hưởng BHTN tại Trung tâm Dịch vụ việc làm trực thuộc Sở Nội vụ nơi mình làm việc khi bị mất việc làm, hoặc chấm dứt hợp đồng lao động/hợp đồng làm việc theo quy định.
- Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày (tính theo ngày làm việc), kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng BHTN tại Trung tâm Dịch vụ việc làm.
Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau:
Khoản 1 Điều 50 Luật Việc làm quy định: "Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHTN của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 5 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định; hoặc không quá 5 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật Lao động đối với người lao động đóng BHTN theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định".
Chính sách BHTN là một công cụ quan trọng để bảo vệ quyền lợi của người lao động khi mất việc. Việc tiếp tục hoàn thiện chính sách này, đảm bảo tính công bằng, hiệu quả và phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội hiện nay là rất cần thiết.
![]() Hỗ trợ học nghề là một phần trong chính sách bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) nhằm tạo điều kiện cho người lao động mất việc ... |
![]() Luật Bảo hiểm xã hội 2024 sẽ chính thức có hiệu lực thi hành từ 01/7/2025. Theo đó, Luật mới này cho phép người lao ... |
![]() Theo đánh giá của Chính phủ sẽ có khoảng 100.000 cán bộ, công chức, viên chức người lao động bị ảnh hưởng trong đợt sắp ... |
Tin mới hơn

Công chức có thể được làm việc từ xa, nghỉ phép nhiều hơn để lo việc gia đình

Lao động hợp đồng có được hưởng chế độ thôi việc theo Nghị định 178?

Nâng mức thanh toán khoán công tác phí theo tháng với cán bộ cấp xã
Tin tức khác

Bộ Nội vụ thông tin mới nhất về chế độ, chính sách cho cán bộ, công chức sau khi bỏ cấp huyện

Người thuộc nhóm đối tượng nào thì được hưởng quyền lợi BHYT cao nhất?

Tiền lương tháng để làm căn cứ tính hưởng chính sách sau sắp xếp như thế nào?

Cán bộ không chuyên trách được hưởng chính sách gì khi sáp nhập xã?

Đề xuất bố trí nhà ở công vụ cho cán bộ sau sáp nhập
