
Ổn định điều kiện làm việc sau sáp nhập
Theo dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính được Bộ Nội vụ soạn thảo, chính quyền địa phương nơi dự kiến bố trí trụ sở hành chính của đơn vị hành chính mới sau sắp xếp có trách nhiệm cân đối, bố trí nguồn ngân sách để sửa chữa, cải tạo, nâng cấp các trụ sở làm việc được tiếp tục sử dụng.
Bộ Nội vụ cũng nêu rõ trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc quan tâm bố trí nhà ở công vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của các đơn vị hành chính cùng sắp xếp để ổn định điều kiện làm việc tại đơn vị hành chính mới sau sắp xếp.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước sáp nhập phải có dự kiến về phương án xử lý trụ sở, tài sản công của cơ quan, tổ chức, đơn vị ở cấp tỉnh thuộc phạm vi quản lý kèm theo đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh.
Trong khi đó, các bộ, cơ quan trung ương có đơn vị trực thuộc trên địa bàn đơn vị hành chính thuộc diện sáp nhập, lập danh sách và dự kiến phương án xử lý trụ sở, tài sản công thuộc phạm vi quản lý. Trường hợp không còn nhu cầu sử dụng thì chuyển giao cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để sắp xếp, quản lý và sử dụng theo nhu cầu địa phương.
Dự thảo nghị quyết đặt ra thời hạn 5 năm sau khi nghị quyết được ban hành, các địa phương phải hoàn thành việc sắp xếp lại, xử lý trụ sở, tài sản công của cơ quan, đơn vị tại đơn vị hành chính sau sáp nhập.
Chính quyền địa phương nơi dự kiến đặt trụ sở của đơn vị hành chính mới có trách nhiệm chủ động đầu tư, sửa chữa, cải tạo để tiếp tục sử dụng. Đồng thời, địa phương phải quan tâm bố trí nhà ở công vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của các đơn vị hành chính cùng sắp xếp.
Tiếp tục thực hiện chế độ, chính sách đặc thù
Tại dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), Bộ Nội vụ đề xuất Hội đồng nhân dân, các cơ quan thuộc Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân, các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, thị xã (cấp huyện) chấm dứt việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và chấm dứt hoạt động kể từ ngày 1/7/2025.
Theo nội dung của dự thảo nghị quyết, người dân, lực lượng vũ trang sẽ tiếp tục hưởng chế độ, chính sách đặc thù tại địa bàn, khu vực như trước khi thực hiện sáp nhập bộ máy cho đến khi có quyết định khác của cấp có thẩm quyền.
Trong trường hợp đơn vị hành chính các cấp (tỉnh, cấp xã và thôn, tổ dân phố) đổi tên sau sáp nhập thì sử dụng tên gọi mới để tiếp tục tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách đặc thù.
Tương tự, giữ nguyên chế độ chính sách với các đơn vị hành chính thuộc đối tượng hưởng chế độ chính sách theo một hoặc nhiều chương trình mục tiêu quốc gia, khi sáp nhập với đơn vị hành chính không thuộc đối tượng hưởng chế độ khác.
Trong trường hợp đơn vị hành chính đổi tên thì sử dụng tên gọi mới để tiếp tục tổ chức thực hiện như trước khi sắp xếp.
Cũng theo dự thảo Nghị quyết, Bộ Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn việc sử dụng kinh phí sắp xếp đơn vị hành chính; phân bổ ngân sách địa phương và phân bổ nguồn vốn đầu tư cho địa phương sau sắp xếp.
Các bộ, ngành hướng dẫn việc thực hiện chế độ, chính sách đặc thù và các nội dung khác có liên quan đến thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính; tổ chức, sắp xếp các cơ quan, đơn vị trực thuộc đóng trên địa bàn tại các đơn vị hành chính thực hiện sắp xếp.
Các đề xuất của Bộ Nội vụ thể hiện sự quan tâm sâu sắc đến việc giảm thiểu tác động tiêu cực đến đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, cũng như người dân. Đây là những giải pháp quan trọng để đảm bảo quá trình sáp nhập đơn vị hành chính diễn ra ổn định, hiệu quả và bền vững.
![]() Chính phủ vừa ban hành Nghị định 67 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 178/2024 về chính sách, chế độ đối ... |
![]() Bộ Nội vụ đã hoàn tất dự thảo về phương án áp dụng số lượng lãnh đạo, quản lý và chế độ, chính sách đối ... |
Tin mới hơn

Công chức có thể được làm việc từ xa, nghỉ phép nhiều hơn để lo việc gia đình

Lao động hợp đồng có được hưởng chế độ thôi việc theo Nghị định 178?

Nâng mức thanh toán khoán công tác phí theo tháng với cán bộ cấp xã
Tin tức khác

Bộ Nội vụ thông tin mới nhất về chế độ, chính sách cho cán bộ, công chức sau khi bỏ cấp huyện

Người thuộc nhóm đối tượng nào thì được hưởng quyền lợi BHYT cao nhất?

Người lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp như thế nào khi mất việc?

Tiền lương tháng để làm căn cứ tính hưởng chính sách sau sắp xếp như thế nào?

Cán bộ không chuyên trách được hưởng chính sách gì khi sáp nhập xã?
