Những quy định cần biết về hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động
Diễn đàn

Những quy định cần biết về hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động

Minh Khôi - Nguyễn Hằng
Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được tổ chức định kỳ mỗi năm một lần sau khi kết thúc năm công tác của cơ quan, đơn vị nhưng không chậm hơn 03 tháng của năm công tác tiếp theo.

1. Thời điểm tổ chức hội nghị cán bộ công chức và người lao động

Theo khoản 1 Điều 51 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 thì hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động do người đứng đầu cơ quan, đơn vị chủ trì, phối hợp với Công đoàn cơ quan, đơn vị tổ chức.

Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được tổ chức định kỳ mỗi năm một lần sau khi kết thúc năm công tác của cơ quan, đơn vị nhưng không chậm hơn 03 tháng của năm công tác tiếp theo do người đứng đầu cơ quan, đơn vị quyết định sau khi lấy ý kiến của Công đoàn cơ quan, đơn vị.

Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được tổ chức bất thường khi có đề xuất của các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 50 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022.

2. Thành phần dự hội nghị cán bộ công chức và người lao động

Thành phần dự hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được quy định tại khoản 2 Điều 51 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 như sau:

- Đối với cơ quan, đơn vị có tổng số cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ít hơn 100 người, thì tổ chức hội nghị toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan, đơn vị, trừ trường hợp quy định tại điểm b và điểm đ khoản 2 Điều 51 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022;

- Đối với cơ quan, đơn vị có tổng số cán bộ, công chức, viên chức, người lao động từ 100 người trở lên hoặc có ít hơn 100 người nhưng làm việc phân tán trên địa bàn rộng hoặc vì lý do nghiệp vụ không thể bỏ vị trí làm việc, thì người đứng đầu cơ quan, đơn vị thống nhất với Công đoàn cơ quan, đơn vị quyết định thành phần tham dự hội nghị là toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động hoặc đại biểu cán bộ, công chức, viên chức, người lao động phù hợp với đặc điểm tình hình của cơ quan, đơn vị;

- Hội nghị được tổ chức hợp lệ khi có ít nhất là hai phần ba tổng số cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan, đơn vị hoặc ít nhất là hai phần ba tổng số đại biểu được triệu tập có mặt. Nghị quyết, quyết định của hội nghị được thông qua khi có trên 50% tổng số người dự hội nghị tán thành và nội dung không trái với quy định của pháp luật, phù hợp với đạo đức xã hội;

- Đối với các cơ quan, đơn vị có đơn vị trực thuộc, khi tổ chức hội nghị có thể mời người đứng đầu và đại diện Ban Chấp hành Công đoàn của các cơ quan, đơn vị trực thuộc nếu thấy cần thiết;

- Cơ quan, đơn vị có từ 07 cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trở xuống có thể tổ chức hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động nếu thấy cần thiết.

3. Nội dung của hội nghị cán bộ công chức và người lao động

Nội dung của hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động theo khoản 3 Điều 51 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 bao gồm:

- Kiểm điểm việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị;

- Kiểm điểm việc thực hiện nghị quyết hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trước đó và những quy định về thực hiện dân chủ tại cơ quan, đơn vị;

- Đánh giá, tổng kết và kiểm điểm trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện kế hoạch công tác hằng năm;

- Tổng kết phong trào thi đua, xét khen thưởng và bàn, thống nhất nội dung thi đua năm tiếp theo; thống nhất nội dung giao ước thi đua;

- Thảo luận và quyết định các nội dung quy định tại Điều 49 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022;

- Thực hiện các nội dung về công khai thông tin; lấy ý kiến của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động về những nội dung quy định tại Điều 53 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022;

- Thực hiện các công việc khác theo quyết định của hội nghị.

4. Trình tự tổ chức hội nghị cán bộ công chức và người lao động

Trình tự tổ chức hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được thực hiện theo khoản 4 Điều 51 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 như sau:

- Người đứng đầu cơ quan, đơn vị trình bày báo cáo về các nội dung quy định tại điểm a và điểm c khoản 3 Điều 51 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022;

- Đại diện Công đoàn cơ quan, đơn vị báo cáo về các nội dung quy định tại điểm b khoản 3 Điều 51 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022; kết quả giám sát, hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thực hiện dân chủ ở cơ quan, đơn vị;

- Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tham dự hội nghị thảo luận, tham gia ý kiến, đề xuất, kiến nghị (nếu có);

- Người đứng đầu cơ quan, đơn vị, Chủ tịch Công đoàn cơ quan, đơn vị tiếp thu, giải đáp thắc mắc, kiến nghị của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đối với các nội dung thuộc thẩm quyền, bàn các biện pháp cải tiến điều kiện làm việc, nâng cao đời sống của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan, đơn vị, các biện pháp thực hiện kế hoạch công tác năm tiếp theo của cơ quan, đơn vị;

- Đại diện Ban Thanh tra nhân dân trình bày báo cáo hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân trong năm và chương trình công tác năm tiếp theo;

- Hội nghị quyết định các nội dung quy định tại Điều 49 Điều 51 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 (nếu có);

- Tổ chức khen thưởng cá nhân, tập thể của cơ quan, đơn vị có thành tích trong công tác; phát động phong trào thi đua;

- Ký kết giao ước thi đua giữa người đứng đầu cơ quan, đơn vị với tổ chức công đoàn;

- Thông qua nghị quyết hội nghị.

Hướng dẫn tổ chức Hội nghị người lao động mới nhất Hướng dẫn tổ chức Hội nghị người lao động mới nhất

Hội nghị người lao động định kỳ giữa doanh nghiệp và người lao động được thực hiện định kỳ hằng năm.

Người lao động được hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động khi đáp ứng điều kiện gì? Người lao động được hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động khi đáp ứng điều kiện gì?

Theo Điều 24 Nghị định 88/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật An toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp ...

Tin mới hơn

Công chức có thể được làm việc từ xa, nghỉ phép nhiều hơn để lo việc gia đình

Công chức có thể được làm việc từ xa, nghỉ phép nhiều hơn để lo việc gia đình

Bộ Nội vụ đề xuất sửa đổi Luật Cán bộ, công chức theo hướng cho phép một số công chức được làm việc từ xa, làm bán thời gian và tăng thêm số ngày nghỉ để giải quyết việc riêng, chăm sóc con cái, người thân hoặc tham gia hoạt động xã hội. Dự thảo luật sẽ được trình Quốc hội vào kỳ họp tháng 5 tới.
Lao động hợp đồng có được hưởng chế độ thôi việc theo Nghị định 178?

Lao động hợp đồng có được hưởng chế độ thôi việc theo Nghị định 178?

Đây là câu hỏi mà nhiều người lao động hợp đồng băn khoăn: Liệu họ có được hưởng chế độ thôi việc theo Nghị định 178/2024/NĐ-CP hay không?
Nâng mức thanh toán khoán công tác phí theo tháng với cán bộ cấp xã

Nâng mức thanh toán khoán công tác phí theo tháng với cán bộ cấp xã

Mức thanh toán khoán công tác phí theo tháng mới với cán bộ cấp xã được quy định tại Thông tư 12/2025/TT-BTC của Bộ Tài chính.

Tin tức khác

Bộ Nội vụ thông tin mới nhất về chế độ, chính sách cho cán bộ, công chức sau khi bỏ cấp huyện

Bộ Nội vụ thông tin mới nhất về chế độ, chính sách cho cán bộ, công chức sau khi bỏ cấp huyện

Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 3/2025, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thị Hà đã thông tin về việc vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp để tránh khó khăn cho người dân, doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính và việc giải quyết chế độ chính sách đối với những người bị ảnh hưởng.
Người thuộc nhóm đối tượng nào thì được hưởng quyền lợi BHYT cao nhất?

Người thuộc nhóm đối tượng nào thì được hưởng quyền lợi BHYT cao nhất?

Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) năm 2024 đã quy định chi tiết hơn về nhóm được hưởng quyền lợi BHYT cao nhất.
Người lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp như thế nào khi mất việc?

Người lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp như thế nào khi mất việc?

Trong trường hợp mất việc, người lao động cần những điều kiện gì để hưởng trợ cấp thất nghiệp và thủ tục, mức hưởng ra sao?
Tiền lương tháng để làm căn cứ tính hưởng chính sách sau sắp xếp như thế nào?

Tiền lương tháng để làm căn cứ tính hưởng chính sách sau sắp xếp như thế nào?

Theo quy định tại Thông tư 1/2025 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, tiền lương tháng hiện hưởng để tính chính sách, chế độ khi nghỉ việc, được quy định tại khoản 6 Điều 5 Nghị định 178/2024/NĐ-CP.
Cán bộ không chuyên trách được hưởng chính sách gì khi sáp nhập xã?

Cán bộ không chuyên trách được hưởng chính sách gì khi sáp nhập xã?

Cán bộ không chuyên trách dôi dư trong sắp xếp bộ máy, sáp nhập đơn vị hành chính được hưởng trợ cấp khi nghỉ việc theo Nghị định 29/2023 của Chính phủ về tinh giản biên chế.
Đề xuất bố trí nhà ở công vụ cho cán bộ sau sáp nhập

Đề xuất bố trí nhà ở công vụ cho cán bộ sau sáp nhập

Bộ Nội vụ đề xuất, chính quyền địa phương bố trí nhà ở công vụ, ban hành chính sách hỗ trợ điều kiện đi lại và làm việc cho cán bộ tại trung tâm hành chính mới.
Xem thêm