![]() |
Thầy Lê Thành Tuyên, Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS huyện Hàm Yên tặng hoa và bức thư động viên cho em Lê Vân Anh (thứ hai từ trái qua) và cô giáo đã có nhiều cố gắng trong kỳ thi học sinh giỏi |
Thú vị ở chỗ, ngay khi biết tin, thầy Lê Thành Tuyên, hiệu trưởng nhà trường đã viết thư gửi riêng em V.A với những đoạn như này: “Thầy cô giáo nhà trường biết em rất buồn vì đã nỗ lực mà kết quả không như mong muốn. Nhưng không sao, đó là cảm xúc rất bình thường của mỗi người chúng ta. Thầy cô và gia đình em tin rằng: Em sinh ra để làm nhiều điều lớn lao hơn thế. Điểm số một bài thi học sinh giỏi không nói lên được tất cả. V.A à, đón nhận thành công thì dễ, dũng cảm vượt qua được những thất bại mới thực sự là thành công em ạ, đó mới là điều thầy cô và người mẹ yêu quý của em mong muốn em có được”.
Lập tức, bức thư gây chú ý, đặc biệt với bạn trẻ đang ở độ tuổi học sinh. Bởi đó là một bức thư chia sẻ thất bại thay vì khiển trách khi không đem về thành tích cho nhà trường. Một bức thư động viên học sinh lúc khó khăn để em có thể tự tin tiếp tục những hành trình. Một bức thư xé toạc những báo cáo thành tích vốn được ra rả nhắc trong mỗi độ tổng kết. Nó cũng đánh trúng những sức ép không đáng có mà học sinh đang phải chịu.
Quay lại với những kỳ thi học sinh giỏi mà em V.A tham gia, những kỳ thi được ví von là cuộc đấu của “gà chọi”. Theo đó, các trường đều tuyển lựa học sinh giỏi và đào tạo riêng, với những giáo viên tốt nhất, với nội dung học là giải đề học sinh giỏi. Từ đó, một số em học sinh xuất sắc sẽ tham gia thi để lấy thành tích cho trường.
Thành tích của kỳ thi học sinh giỏi không đồng nghĩa với chất lượng giáo dục chung của tất cả các em trong trường. Nhưng từ lâu, người ta vô tình hay hữu ý để mập mờ rồi đánh đồng số học sinh đạt danh hiệu học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp quốc gia với chất lượng đào tạo chung của trường.
Bức thư của thầy hiệu trưởng một trường dân tộc nội trú làm mục đích của kỳ thi học sinh giỏi về đúng giá trị hơn. Đó là một kỳ thi mà đạt thành tích thì tốt. Bằng không, các trường cũng không nên quá nặng nề coi các em là những con số trong những bảng báo cáo thống kê
Xa hơn, nó lật lại về giá trị của giáo dục. Bức thư “dạy” chúng ta từ tâm hơn với thất bại của con em. Nó cũng làm niềm tin vào ngành Giáo dục được nhắc nhớ sau rất nhiều sự vụ đáng tiếc liên quan tới thầy cô. Nó là một tuyên ngôn mạnh mẽ rằng giáo dục phải tiến xa hơn sự lệ thuộc vào bằng khen thành tích.
Và ngành Giáo dục cần nhiều hơn nữa những thầy Tuyên và những bức thư khi học sinh không đạt kết quả như kỳ vọng thay vì những báo cáo khô khan về tỉ lệ khá giỏi, tỉ lệ học sinh đạt thành tích cao…
Vì, tôi vẫn nhớ, ngay những ngày đầu nhậm chức, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ từng nói: “Tôi quan niệm giáo dục không phải là một trận đánh, giáo dục là con người. Đó là một công trình lớn được xây dựng liên tục trong nhiều năm (…). Nhiệm vụ quan trọng của tôi là tạo niềm tin. Chỉ khi xã hội có niềm tin vào giáo dục thì lúc đó mới thắng lợi, còn khi chưa có niềm tin vào giáo dục thì vẫn là thất bại".
![]() |
![]() |
![]() |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
