![]() |
Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam |
Câu nói tôi dẫn làm title là lời của thầy tôi và chắc cũng là thầy của bạn ấy - thầy Đào Thiện Khải. Thầy Khải đã làm hiệu trưởng trường Hà Nội - Amsterdam, và trước đó, thầy chủ nhiệm lớp chuyên toán của chúng tôi ở trường Chu Văn An.
Gặp lại học trò sau 10 năm, thầy vẫn đau đáu câu hỏi: "Bao nhiêu năm dạy lớp chuyên, thầy cứ nghĩ thầy có hành xác các em không?" Lúc đó tôi thốt lên: "Không thầy ạ! Không có những ngày đó thì không có chúng con ngày hôm nay".
Trường chuyên vốn sinh ra để đào tạo các đội tuyển thi học sinh giỏi. Học sinh lớp chuyên được giảm bớt thời gian học một số môn để tăng thời gian cho môn chuyên. Và đặc trưng của trường chuyên là phải luyện thi liên tục. Lớp tôi, thứ Hai nào cũng kiểm tra Toán 4 tiết. Khi vào đội tuyển thì còn phải học tập trung, ngày nào cũng là một ngày thi.
Chính nhờ vậy mà học sinh giỏi của trường chuyên được rèn được luyện bởi các thầy cô giỏi. Trau dồi nhiều hơn thì khả năng tiến bộ cũng cao hơn. Khá nhiều người thành đạt thế hệ 6x, 7x mà tôi biết xuất phát từ trường chuyên.
Không thể phủ nhận đóng góp của hệ thống trường chuyên cho đất nước. Trường chuyên không chỉ đóng góp các giải thưởng quốc gia, quốc tế. Quan trọng hơn là trường đào tạo tập trung đúng năng khiếu cho các hạt giống được tuyển chọn.
Nói trường chuyên là nơi lấy tiền thuế của người nghèo để cho con nhà giàu là một sự khiên cưỡng, thậm chí là xúc phạm. Cùng lớp con gái tôi học ở trường Hà Nội - Amsterdam năm 2006 có bạn Tùng nhà ở Gia Lâm, rất khó khăn. Sáng nào bố bạn ấy cũng đạp xe chở con đi học từ lúc 5 giờ. Cả hai bố con Tùng là tấm gương cho bố con tôi. Có thể nói nhờ tỉ lệ "chọi" cao, tuyển chọn khá khắt khe mà trẻ nhà nghèo học giỏi mới có cơ hội được vào học trường tốt, thầy tốt... Và không phải trẻ nhà giàu thì thích môi trường thi đấu quá khốc liệt, thường xuyên.
Đúng là trường Hà Nội - Amsterdam và một số trường chuyên gần đây có những đổi khác. Cơ chế thị trường lan tỏa toàn quốc thì sao lại không vào từng ngôi trường? Nhưng cái hồn của trường chuyên là học sinh được tập trung học và tôi luyện những môn mình có năng khiếu và bỏ bớt những gì không cần thiết thì vẫn vậy.
Thiết nghĩ không nên bán trường chuyên mà nên cải tiến các trường công hiện nay kế thừa phát triển mô hình ấy.
Đồ tốt để dùng sao lại bán đi?!Nhất là khi đó không phải một món đồ thừa, mà là một món đồ đang thiếu cả trong hiện tại và tương lai.
![]() |
![]() |
![]() |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
