Ngọn lửa tình người, giữ ấm yêu thương ở “mái nhà chung Hoàng Diệu”
Hoạt động Công đoàn

Ngọn lửa tình người, giữ ấm yêu thương ở “mái nhà chung Hoàng Diệu”

Tiêu Thị Lan
Tác giả: Tiêu Thị Lan
Bằng ý chí lạc quan, công tác dưới "mái ấm" yêu thương của Trường THCS Hoàng Diệu (quận Tân Phú, TP HCM), thầy Thái Hồng Khang đã vươn lên hoàn thành mọi nhiệm vụ.
Dưới mái ấm Công đoàn Truyền tải điện thành phố Hồ Chí Minh

Đã từ lâu tinh thần đoàn kết, yêu thương, chia sẻ ngọt bùi đã trở thành truyền thống tốt đẹp của con người Việt Nam. Bởi đã được ươm mầm từ trong tâm thức, con người Việt Nam vẫn luôn sống với tâm niệm “không để ai bị bỏ lại phía sau”.

Chính vì thế trong tập thể của ngôi Trường THCS Hoàng Diệu (phường Tân Thới Hòa, quân Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh), nơi mà tôi đang công tác, tất cả đoàn viên luôn thấm nhuần tư tưởng, suy nghĩ ấy. Vì vậy, chưa bao giờ có đoàn viên nào phải vật vã, lăn lộn một mình giữa khó khăn, bộn bề của cuộc sống.

Ngọn lửa tình người, giữ ấm yêu thương ở “mái nhà chung Hoàng Diệu”
Thầy Thái Hồng Khang. Ảnh: ĐVCC

Tôi vẫn còn nhớ, sáu năm trước Trường THCS Hoàng Diệu tiếp nhận viên chức mới, trong các viên chức ấy có một người mà tôi vẫn luôn rất ấn tượng, đó là thầy Thái Hồng Khang. Ngay từ những buổi gặp đầu tiên, trong tôi đã cảm nhận được ngọn lửa nhiệt huyết của tuổi trẻ, của một sức sống tràn trề từ người thầy giáo ấy.

Rồi một năm trôi qua thật nhanh, đúng như cái ấn tượng đầu tiên đó, thầy rực cháy với lòng khao khát, phấn đấu của tuổi trẻ của một người thầy giáo yêu nghề. Thầy nhận về rất nhiều giải thưởng và được Ban Giám hiệu cùng đoàn viên trong Chi đoàn tin tưởng, tín nhiệm bầu thầy làm Bí thư Chi đoàn Trường THCS Hoàng Diệu và kiêm nhiệm Thư ký Hội đồng trường.

Thế nhưng, biến cố đã ập đến với gia đình thầy, mẹ thầy bị bệnh ung thư. Nhiệt huyết của sự rực cháy là thế, nhưng một người con làm sao có thể đứng vững giữa hung tin ấy. Thầy đau lòng, dường như muốn gục ngã. Xót xa hơn, khi mẹ đang trong những ngày tháng điều trị bệnh để giành giật lại sự sống thì một lần nữa thầy lại phải vội vàng rời bục giảng trong tiết dạy, với dòng nước mắt không thể ngừng rơi khi hay tin ba thầy bị tai nạn lao động.

Trong “ngôi nhà” mang tên Hoàng Diệu này, tất cả đã động viên, đã cổ vũ vực dậy tinh thần thầy. Không chỉ thế, mọi người đều chung tay, mỗi người tự tấm lòng mình mà trao yêu thương, chia sẻ cùng thầy, cùng gia đình thầy vượt qua sự khó khăn của cuộc sống.

Có lẽ cảm nhận được tình yêu thương của tất cả mọi người xung quanh, thầy Khang đã lấy lại tinh thần, sự nhiệt huyết vốn có của mình. Mẹ thầy vẫn đang trong quá trình điều trị bệnh, đến lúc này, bệnh cũng đã di căn, biến chứng đến nhiều bộ phận khác trên cơ thể.

Bao năm trôi qua, “gia đình Hoàng Diệu” vẫn luôn đồng hành, chia sẻ cùng thầy, quan tâm, động viên để mẹ thầy có thể vui vẻ đối diện với bệnh tật. Mỗi lần ghé thăm, tôi vẫn thấy những giọt lệ ngân ngấn nơi khoé mắt của mẹ khi nhắc về thầy. Có lẽ đó là những giọt nước mắt của niềm hạnh phúc, tự hào.

Người mẹ hạnh phúc, tự hào vì con mình được mọi người yêu thương, con không chỉ có một nơi là nhà, là gia đình mà nơi con công tác cũng là nhà, là gia đình. Mọi người trong “ngôi nhà Hoàng Diệu” yêu thương con, yêu thương mẹ, mẹ rơi nước mắt vì cảm động trước cái tình người giữa chốn phồn hoa đô thị này.

Và thầy Thái Hồng Khang cũng chưa bao giờ phụ lòng yêu thương, kì vọng của mọi người. Trong gia đình, thầy là người con hiếu thảo, luôn yêu thương, quan tâm tất cả thành viên trong gia đình. Ở cơ quan công tác, thầy là thầy giáo giỏi, yêu nghề, có trách nhiệm.

Là tấm gương đi đầu, là ngọn lửa rực cháy khát vọng của tuổi trẻ. Chính ngọn lửa ấm của tình người bao la hoà cùng ngọn lửa yêu thương, thiết tha giữa cuộc đời bão giông, nghịch cảnh đã không ngừng thôi thúc thầy luôn cố gắng hướng về những điều tích cực, tốt đẹp nhất.

Dù thầy đang phải lo toan, gánh gồng gia đình nhưng khi được Công đoàn trường thông tin về các trường hợp đoàn viên bị bệnh hay có hoàn cảnh khó khăn trong “ngôi nhà Hoàng Diệu”, thầy luôn là người sẵn sàng chia sẻ, không để ai phải bị bỏ lại phía sau, không sót một ai.

Thầy vẫn như thế, kịp thời, mọi lúc, mọi nơi. Mấy ai sống được như thầy, đến nhà văn Nam Cao cũng từng viết trong truyện ngắn Lão Hạc: “Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau ích kỉ che lấp mất”. Thế nhưng, đáng trân trọng biết bao, thầy đã sống ngược hoàn toàn với quan niệm ấy, thầy sống trong cái khổ, thầy càng yêu thương, càng sẻ chia nhiều hơn.

Không chỉ thế, thầy luôn là giáo viên được học sinh và phụ huynh tin yêu, bởi sự nhiệt tình và trách nhiệm mà không ai có thể chối bỏ ở thầy. Thầy chỉn chu trong từng tiết dạy, trong những buổi họp cha mẹ học sinh. Bên cạnh đó, thầy còn là một Bí thư Chi đoàn nổi bật với biết bao thành tích mang về cho Chi đoàn Trường THCS Hoàng Diệu. Và dường như mọi hoạt động của Công đoàn trường cũng không thể thiếu tên thầy.

Ngọn lửa tình người, giữ ấm yêu thương ở “mái nhà chung Hoàng Diệu”
Thầy Thái Hồng Khang và học trò của mình. Ảnh: ĐVCC

Tất cả như được hội tụ trong người thầy giáo ấy, yêu thương, thấu hiểu, sẻ chia, tài năng, sáng tạo, nhiệt tình, trách nhiệm, nhiệt huyết… Chính những điều tốt đẹp ấy đã mang về cho thầy vô vàng những thành tích đáng ngưỡng mộ.

Thầy Thái Hồng Khang từng chia sẻ: “Khó khăn rồi sẽ qua đi. Giống như cơn mưa ngoài cửa sổ, có tầm tã cỡ nào rồi cuối cùng cũng sẽ trời quang mây tạnh”. Cũng có thể nói, chính tinh thần lạc quan, nỗ lực luôn sống và hướng về những điều tích cực trong cuộc sống mà thầy đã đạt được những thành quả của ngày hôm nay.

Hơn hết, góp mặt trong những thành quả ngọt ngào ấy, đó là tấm lòng yêu thương, sẻ chia của tất cả những thành viên trong “ngôi nhà Hoàng Diệu”. Mọi người luôn đồng hành, động viên hỗ trợ giúp thầy tự tin, vững bước vượt qua những khó khăn, thử thách của cuộc sống. Và chúng tôi vẫn luôn mãi tự hào về người thầy giáo ấy, người đồng nghiệp trẻ với sự nỗ lực không ngừng nghỉ, với tinh thần, nhiệt huyết ngọn lửa rực cháy của khát vọng phấn đấu.

Tác phẩm tham dự Cuộc thi viết “Vòng tay Công đoàn” lần thứ IV do Tạp chí Lao động và Công đoàn tổ chức từ 30/10/2023 đến hết ngày 30/9/2024.

Cuộc thi nhằm tuyên truyền, cổ vũ những trường hợp đoàn viên, người lao động được tổ chức Công đoàn, cán bộ công đoàn chăm lo, bảo vệ thiết thực, hiệu quả; nhờ đó có sự thay đổi tích cực trong cuộc sống.

Thông qua bài viết nêu bật nỗ lực của tổ chức Công đoàn, cán bộ công đoàn trong việc thực hiện nhiệm vụ cốt lõi đại diện bảo vệ, chăm lo cho đoàn viên, người lao động; góp phần khẳng định Công đoàn Việt Nam đã, đang và sẽ mãi là chỗ dựa vững chắc, tin cậy, nơi gửi gắm niềm tin của đoàn viên, người lao động.

Mời độc giả xem thêm TẠI ĐÂY

Địa chỉ nhận tác phẩm dự thi: vongtaycongdoan.ldcd@gmail.com

Nữ Chủ tịch Công đoàn Lưu Thị Hạnh Thuần - một tấm lòng nhân ái Nữ Chủ tịch Công đoàn Lưu Thị Hạnh Thuần - một tấm lòng nhân ái

Tôi may mắn khi được làm việc và học tập trên mảnh đất Gò Vấp thân yêu. Tuy đây không phải là quê hương tôi ...

Cô Chủ tịch Công đoàn có tấm lòng nhân ái, hết lòng vì học sinh Cô Chủ tịch Công đoàn có tấm lòng nhân ái, hết lòng vì học sinh

Cô Đoàn Thị Dung, Chủ tịch Công đoàn Trường THPT Tân Túc (huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh) là một giáo viên hết lòng ...

Chị lao công tìm thấy niềm vui khi gia nhập tổ chức Công đoàn Chị lao công tìm thấy niềm vui khi gia nhập tổ chức Công đoàn

Chị Nguyễn Ngọc Ánh (sinh năm 1972), lao công Trường Tiểu học Nguyễn Trãi (phường Hiệp Thành, Quận 12, TP. HCM) là người may mắn ...

Tin mới hơn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng khoa học công nghệ là "chìa khóa vàng" để phát triển thịnh vượng. Trong bối cảnh đó, câu hỏi đặt ra cho những người làm công tác công đoàn: Công đoàn ở đâu và sẽ đóng vai trò như thế nào?
Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Trong kỷ nguyên số, khi lao động ngày càng phi truyền thống, các hình thức việc làm linh hoạt và xu hướng số hóa lên ngôi, tổ chức Công đoàn buộc phải thay đổi nếp tư duy.
Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Trong bối cảnh tổ chức Công đoàn đang đứng trước yêu cầu đổi mới toàn diện, công tác kiểm tra – giám sát càng trở nên then chốt để đảm bảo tính kỷ luật, minh bạch và hiệu quả trong mọi hoạt động. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, chất lượng và năng lực của đội ngũ cán bộ Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn các cấp vẫn còn là điểm nghẽn lớn, cần có giải pháp căn cơ để tháo gỡ.

Tin tức khác

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Trong bối cảnh tổ chức lại bộ máy công đoàn theo hướng tinh gọn, hiệu quả, việc giữ nguyên mô hình ba cấp của Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn đang trở thành một đề xuất nhận được nhiều sự quan tâm. Đại diện Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP Hải Phòng nêu quan điểm tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 06b/NQ-TLĐ về nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của UBKT công đoàn.
Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Tháng Công nhân năm 2025, ngoài công tác chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đoàn viên và người lao động, các cấp công đoàn thành phố Huế sẽ tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, tạo bước đệm giúp công nhân thích ứng với xu hướng lao động hiện đại, phát huy vai trò tiên phong trong phát triển kinh tế, xã hội.
Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Tối 28/3 tại Đà Nẵng đã diễn ra Liên hoan tiếng hát công nhân viên chức lao động Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) năm 2025 khu vực miền Trung. Sự kiện không chỉ là một hoạt động văn hóa nghệ thuật đặc sắc mà còn là nơi thể hiện tinh thần đoàn kết, niềm tự hào và khát vọng vươn xa của những người lao động mang trên mình màu áo VIMC.
Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Liên đoàn Lao động TP Hà Nội vừa phát động cuộc thi viết “Công nhân lao động Thủ đô suy nghĩ hay, hành động đẹp” – một sân chơi ý nghĩa, nhân văn và đầy cảm hứng cho hàng triệu lao động trên địa bàn Thủ đô.
Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy

Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy

Ngày 1/3/2025, ông Nguyễn Văn Đông - nguyên Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, chính thức nghỉ hưu trước tuổi theo chủ trương tinh giản bộ máy.
Tháng Công nhân 2025: Cụ thể hóa vai trò tiên phong của giai cấp công nhân

Tháng Công nhân 2025: Cụ thể hóa vai trò tiên phong của giai cấp công nhân

Đồng chí Đỗ Đức Thiệm - Trưởng Ban Chính sách – Tuyên giáo – Nữ công, Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng cho rằng: Đây là lúc tổ chức Công đoàn phải đổi mới mạnh mẽ, để giai cấp công nhân thực sự trở thành lực lượng dẫn dắt kỷ nguyên mới.
Xem thêm