
Tháng Công nhân 2025: Linh hoạt, sáng tạo và bám sát thực tiễn |
Chuyển chủ đề từ “triển khai nghị quyết” sang “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới”, Tháng Công nhân năm 2025 là bước phát triển mang tính chiến lược – khẳng định vai trò của người lao động không chỉ thụ hưởng chính sách, mà là lực lượng chủ động sáng tạo, đồng hành cùng đất nước trong công cuộc hiện đại hóa. Trao đổi với Tạp chí Lao động và Công đoàn, đồng chí Đỗ Đức Thiệm - Trưởng Ban Chính sách – Tuyên giáo – Nữ công, Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng cho rằng: đây là lúc tổ chức Công đoàn phải đổi mới mạnh mẽ, để giai cấp công nhân thực sự trở thành lực lượng dẫn dắt kỷ nguyên mới. |
- Thưa ông, ông đánh giá như thế nào về sự chuyển dịch từ việc "triển khai nghị quyết" của Tháng Công nhân 2024, sang “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới” của Tháng Công nhân 2025?
Tôi cho rằng, việc lựa chọn chủ đề Tháng Công nhân năm 2025: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới” là sự phát triển có tính chọn lọc, kế thừa từ chủ đề "triển khai nghị quyết" của Tháng Công nhân năm 2024. Đây vừa một bước phát triển cao hơn, cụ thể hóa hơn trong triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam; vừa là tiếp thu, bổ sung kịp thời những quan điểm, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Nhà nước ta trong lãnh đạo, chỉ đạo công cuộc đổi mới của đất nước.
Điều này thể hiện rõ mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm của tổ chức Công đoàn chuyển từ việc "triển khai nghị quyết", chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt nâng cao nhận thức sang một bước phát triển hơn, đó là lao động sáng tạo, tự tin bước vào kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc; đồng thời cũng là sự quyết tâm của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, các cấp công đoàn và đoàn viên, người lao động nhằm phát huy vai trò giai cấp tiên phong trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa và xây dựng đất nước.
![]() |
Ông Đỗ Đức Thiệm - Trưởng Ban Chính sách – Tuyên giáo – Nữ công, Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng. |
- Theo ông, Công đoàn cần đổi mới như thế nào để đáp ứng yêu cầu của tình hình mới?
Mục tiêu mà Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hướng đến là xây dựng đội ngũ “công nhân sáng tạo, vững tin bước vào kỷ nguyên mới”, muốn vậy cần đẩy mạnh đổi mới tổ chức và hoạt động công đoàn theo tinh thần Nghị quyết 02 của Bộ Chính trị (khóa XIII). Trong đó tổ chức Công đoàn cần quan tâm, chú trọng một số nội dung như:
Tham mưu, đề xuất xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật nhằm hỗ trợ, thúc đẩy công nhân tích cực học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng, chuyển đổi nghề nghiệp, tiếp cận các xu hướng lao động hiện đại, thích ứng với bối cảnh hội nhập quốc tế và Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, sẵn sàng đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện và nhu cầu của thị trường lao động trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.
Tập trung tổ chức các hoạt động hướng về cơ sở, ngoài khu vực nhà nước. Triển khai hiệu quả phong trào thi đua nâng cao trình độ, kiến thức chuyên môn, tay nghề, “Lao động giỏi – Lao động sáng tạo”; khích lệ người lao động đổi mới sáng tạo, có nhiều sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, ứng dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất, tiết kiệm nguyên, nhiên vật liệu, thời gian, sức lao động…góp phần tăng năng suất lao động, hiệu suất công tác, nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp.
Tăng cường và nâng cao chất lượng đối thoại, thương lượng tập thể với người sử dụng lao động cải thiện, nâng cao các chính sách thỏa đáng thu hút, khuyến khích công nhân sáng tạo trong lao động. Kịp thời tôn vinh, biểu dương công nhân có thành tích trong lao động, sản xuất có nhiều sáng kiến, sáng tạo; đạt thành tích cao trong các hội thi thợ giỏi…
- Ông có những đề xuất gì để nâng cao hiệu quả của công tác tuyên truyền, vận động công nhân tham gia các hoạt động?
Trước hết, các cấp công đoàn cần xây dựng nội dung tuyên truyền phù hợp, sát với chương trình, kế hoạch đề ra. Muốn vậy ngay từ khâu xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động trong Tháng Công nhân phải cụ thể, chi tiết, xác định rõ đối tượng, nội dung, thời gian, hình thức tổ chức, triển khai thực hiện…từ đó làm cơ sở để xây dựng nội dung tuyên truyền, vận động công nhân lao động tham gia.
Thứ hai, đa dạng hóa, phát huy hiệu quả các kênh truyền thông của tổ chức Công đoàn, trong đó chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin, kỹ thuật số, đổi mới trong xây dựng các sản phẩm và hình thức truyền thông phù hợp, đáp ứng thị hiếu của đông đảo công nhân lao động, nhất là công nhân lao động trẻ như: video ngắn, Tiktok, Livestream, mạng xã hội (Facebook, Zalo…), đưa thông tin đến nhanh hơn với đời sống công nhân lao động.
Thứ ba, kịp thời tuyên truyền, lan tỏa mạnh mẽ về các hoạt động hiệu quả của tổ chức Công đoàn, gương điển hình trong công nhân lao động và sự quan tâm của toàn xã hội, nhất là người sử dụng lao động, chính quyền các cấp đến việc làm, đời sống và các vấn đề của công nhân.
![]() |
Giải bóng chuyền dành cho công nhân viên chức lao động tỉnh Lâm Đồng do LĐLĐ tỉnh tổ chức. |
Thời gian qua, Công đoàn ở nhiều nơi đã có những cách làm, mô hình sáng tạo, hiệu quả như: Chương trình “Tết sum vầy”, “Tháng Công nhân” của Tổng Liên đoàn; Phong trào “Công nhân giỏi Thủ Đô” của Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội; Giải thưởng Tôn Đức Thắng và "Giải thưởng 28/7" của Liên đoàn Lao động Thành phố Hồ Chí Minh; Phong trào “Công nhân Lâm Đồng làm theo lời Bác” và “Doanh nghiệp tiêu biểu vì người lao động - Người lao động tiêu biểu vì doanh nghiệp” của Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng; hay Phong trào “Nụ cười VNPT”; “Chất lượng VNPT”; “Sáng tạo VNPT” của Công đoàn VNPT… Đây là những hoạt động có sức ảnh hưởng tích cực trong đời sống xã hội về phong trào công nhân lao động và hoạt động công đoàn; có giá trị vô cùng lớn trong công tác tuyên truyền, vận động của tổ chức Công đoàn.
- Ông đánh giá như thế nào về tính khả thi của các hoạt động mới trong Tháng Công nhân 2025?
Tháng Công nhân năm 2025, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề ra nhiều nội dung hoạt động mới như: Chương trình “Công nhân sáng tạo, vững tin bước vào kỷ nguyên mới”, Diễn đàn “Đảng với công nhân – Công nhân với Đảng”… Tôi cho rằng đây là những hoạt động thiết thực, phù hợp với tình hình đất nước ta và nguyện vọng của đội ngũ công nhân lao động trong giai đoạn hiện nay.
Các nội dung này đã được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức lấy ý kiến góp ý của các cấp công đoàn một cách bài bản trước khi ban hành. Bởi vậy, cùng với các nội dung hoạt động đã được tổ chức hiệu quả trong những năm trước, được công nhân lao động và xã hội đánh giá cao như: Chương trình “Đối thoại tháng 5”, Chương trình “Cảm ơn người lao động”… chắc chắn các hoạt động mới trong Tháng Công nhân 2025 sẽ phát huy hiệu quả, đi vào đời sống công nhân lao động và sẽ là những điểm nhấn, dấu ấn mới trong hoạt động công đoàn.
![]() |
Bà Phạm Thị Lệ Dung - Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Lâm Đồng (ở giữa) cùng lãnh đạo Công ty TNHH Kanaan tham dự "Bữa cơm công đoàn" cùng hơn 1.200 công nhân. |
- Theo ông, năm nay, trong quá trình triển khai chương trình, các cán bộ Công đoàn sẽ gặp phải những thách thức gì?
Trước hết đó là thực hiện chủ trương, lộ trình của Đảng, Nhà nước ta về sắp xếp bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu năng, hiệu quả, một số cơ quan quản lý nhà nước được sắp xếp lại, có sự thay đổi về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn… nên công tác phối hợp của tổ chức Công đoàn với các ngành liên quan trong tham, đề xuất và tổ chức các hoạt động Tháng Công nhân năm nay cũng gặp khó khăn, vướng mắc nhất định.
Bên cạnh đó, những tháng đầu năm 2025, một số doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng đến việc làm, thu nhập và đời sống của một bộ phận công nhân lao động. Điều này ảnh hưởng đến công tác phối hợp giữa công đoàn và người sử dụng lao động trong tổ chức các hoạt động Tháng Công nhân năm 2025.
- Đâu là giải pháp căn cơ để tăng cường sự gắn kết giữa công đoàn với người lao động, thưa ông?
Để người lao động ngày càng gắn kết hơn với tổ chức Công đoàn, thiết nghĩ điều căn cơ nhất là công đoàn phải nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động nhằm khẳng định vai trò vị trí của mình đối với đoàn viên, người lao động và xã hội.
Muốn vậy, không có gì phù hợp hơn, đó là Công đoàn phải tự đổi mới cả về tổ chức, nội dung, phương thức hoạt động, luôn tự làm mới mình, thích ứng với điều kiện, tình hình mới. Đặc biệt là nắm chắc được công nhân lao động cần gì, mong muốn điều gì? Họ đang gặp khó khăn gì… Từ đó lựa chọn nội dung, hình thức hoạt động công đoàn phù hợp, phát huy vai trò đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng và chăm lo, cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của công nhân lao động.
Thực tiễn hoạt động công đoàn cho thấy, công tác tuyên truyền, vận động hay giáo dục cho đoàn viên, người lao động của tổ chức Công đoàn không thể phát huy hiệu quả khi cán bộ Công đoàn chỉ nói một chiều, nói chung chung, hay nói xuông… Chỉ khi nào chúng ta thấu hiểu về công việc họ làm, thu nhập, đời sống và những khó khăn của họ ở từng thời điểm để có những hành động cụ thể, mang lại những giá trị thiết thực cho họ… Khi ấy cán bộ công đoàn, tổ chức Công đoàn sẽ là nơi họ cần và mong đợi.
Xin cảm ơn ông!
Video: Ông Đỗ Đức Thiệm - Trưởng Ban Chính sách – Tuyên giáo – Nữ công, Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng chia sẻ về Tháng Công nhân 2025.
![]() Tháng Công nhân 2025, với chủ đề "Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới", được Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) ... |
![]() Tháng Công nhân 2025 với chủ đề “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới” với nhiều hoạt động nổi bật nhằm ... |
![]() Tháng Công nhân từ lâu đã trở thành một hoạt động quan trọng nhằm chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho người lao động và ... |
Tin mới hơn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát
Tin tức khác

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy
