Dạy học trò bằng ngụ ngôn Ba phút sự thật Lựa chọn và tự trọng của chàng trai 10 năm cõng bạn |
![]() |
Bộ sách giáo khoa Cánh Diều đang gây xôn xao dư luận trong những ngày qua. Ảnh: P.V |
Những bài học gây tranh cãi hay những hạt sạn bên nói có người bảo không hoặc “tùy theo tâm địa”, góc nhìn, cách hiểu vẫn sẽ tiếp tục được tranh luận như hai đường thẳng song song.
Nhìn ở góc cạnh nào đó tôi cho rằng mổ xẻ sâu, kĩ những câu chuyện xung quanh sách giáo khoa (SGK) lớp 1 nên xem là một điều tích cực khi xã hội dành sự quan tâm đặc biệt cho tương lai “trồng người”.
Nếu không lên tiếng mạnh mẽ, bền bỉ và rộng rãi như thế thì làm sao có chuyện ngay ngày nghỉ, chủ nhật hôm qua mà Bộ GD-ĐT vẫn có văn bản đề nghị Hội đồng quốc gia thẩm định SGK môn Tiếng Việt lớp 1 phải rà soát, báo cáo về nội dung dư luận phản ánh, bức xúc liên quan tới SGK Tiếng Việt lớp 1. Rà soát thế nào chưa biết, báo cáo ra sao chưa hay nhưng phản hồi như vậy là điều tốt cho xã hội.
Tôi thích nhìn một tia sáng trong những gì hỗn độn hay vẫn chưa rõ tỏ tường. Đấy cũng là điều tôi nhận ra trong vô vàn tiếng nói quanh chuyện sách Tiếng Việt lớp 1 chứ không phải chỉ là bài toán “bốn cái làn” bị gán ghép hay những bức tranh bị thổi phồng, thêm thắt. Nếu chỉ nhìn ra và cố chấp để nói về những cái xấu trong các cuộc tranh luận không có hồi kết thì quả thật năng lượng của hàng triệu con người đã bị phí phạm.
Tôi nghĩ rằng một khi GS Nguyễn Minh Thuyết đã đăng đàn thế này “Các tác giả sẽ lắng nghe góp ý của giáo viên, phụ huynh học sinh và người dân, đánh giá hiệu quả thực tế về SGK Tiếng Việt 1 để điều chỉnh những gì chưa phù hợp” thì kết quả tích cực rồi sẽ đến với sự cẩn trọng, cầu thị và nghiêm túc hơn cho những bộ sách tiếp theo.
Tôi không cho rằng những ầm ĩ, ồn ào quanh “cơn bão” Cánh Diều vô bổ, chia rẻ hay khủng khiếp xấu xa như một số quy kết. Không như thế chẳng ra vấn đề hay những sửa đổi cần thiết cho giáo dục nước nhà.
Tôi thích ý kiến của một chuyên gia giáo dục: “Các bên liên quan cần có những cách giải quyết thỏa đáng với mục tiêu cuối cùng là học sinh có SGK hoàn toàn là Tiếng Việt trong sáng, phổ thông và ý nghĩa”. Đó nên là đích cuối của “cơn bão” Cánh Diều chứ không phải khẳng định bên nào đúng, người nào sai hay bỏ đi cái này, phá hủy cái khác hoặc quy chụp động cơ, mưu đồ nào đó.
Tôi cũng trân trọng ý kiến của TS Giáp Văn Dương: “Năm nay chúng ta có nhiều bộ SGK thay vì chỉ một bộ. Đó là một bước tiến lớn. Về nguyên tắc, nhiều bộ SGK sẽ tốt hơn một bộ SGK. Vì thế không nên vì một số sai sót mà lùi lại với một bộ SGK như trước”.
Đừng vì một sự việc mà phủ nhận tất cả hay quy kết con người đó xấu xa, cũng không nên để bảo vệ ý kiến của mình lại đem những điều chưa hẳn là thước đo đúng đắn nhằm thỏa mãn cái tôi.
Cứ tranh luận theo hướng đó và sửa sai kiểu như vậy, trẻ sẽ mãi “bất an” vì những điều sẽ học được và cả người lớn chúng ta cũng chẳng “an toàn” khi nghĩ về tương lai con cái.
![]() Đây là cách các cụ soạn sách giáo khoa từ xưa đã dùng. Nhất là trong các bộ sách giáo khoa của nhóm soạn giả ... |
![]() “Hai con ngựa” là một trong những câu chuyện gây tranh cãi trong sách Tiếng Việt lớp 1 (thuộc bộ sách giáo khoa Cánh ... |
![]() "Đi làm cũng phải đẹp", một bạn nữ công nhân đã nói thế. Bạn đã đúng, trang điểm nhẹ nhàng, phù hợp giúp bạn |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
