Gửi tới bạn đọc Cà phê Tối yêu quý và thân thương những lời chúc mừng tốt đẹp nhất, chân thành nhất nhân dịp năm mới 2023 là điều đương nhiên tha thiết muốn được làm đối với tôi, người viết bài cuối cùng của Cà phê Tối năm 2022 này.
Nhưng viết gì đây vào thời khắc từ biệt năm cũ và bước chân vào ngưỡng cửa của năm mới trong Cà phê Tối hôm nay thì thật là có quá nhiều lựa chọn giữa bộn bề những tin tức, sự kiện thời sự nóng hổi. Cuối cùng, tôi chọn đề tài liên quan tới việc học tập của con em chúng ta, cụ thể là liên quan tới sách giáo khoa, với suy nghĩ rằng trẻ em chính là mùa Xuân của đất nước, là tương lai của dân tộc Việt Nam mình.
![]() |
Một bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. Ảnh minh họa: VnExpress.net |
Đó là sự kiện, lần đầu tiên “lợi ích nhóm” trong ngành Giáo dục đã vừa bị chỉ mặt vạch tên trước công luận, mà cụ thể là “lợi ích nhóm” giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo với Nhà xuất bản Giáo dục. Người chỉ mặt vạch tên ra “lợi ích nhóm” đó không ai khác chính là Thanh tra Chính phủ (TTCP).
Chiều 29/12/2022, Phó Tổng TTCP Trần Ngọc Liêm đã ký thông báo Kết luận thanh tra chuyên đề công tác quản lý nhà nước về giáo dục, đào tạo; thời kỳ thanh tra từ 1/1/2014 đến ngày 31/12/2018.
Cùng với việc chỉ ra hàng loạt vi phạm trong việc quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa, thẩm định, duyệt, xuất bản, in và phát hành sách giáo khoa; việc quản lý, triển khai, thực hiện một số dự án đầu tư cho giáo dục, đào tạo tại Bộ Giáo dục và Đào tạo và các đơn vị liên quan, TTCP đã kiến nghị Thủ tướng chính phủ cho chuyển thông tin 2 nội dung sang Bộ Công an xem xét, xử lý theo quy định.
Thứ nhất, nội dung hướng dẫn sử dụng sách bài tập, sách tham khảo có dấu hiệu "lợi ích nhóm" giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo là cơ quan quản lý nhà nước với Công ty TNHH MTV Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam trong việc in ấn, phát hành sách bài tập.
Thứ hai, nội dung lựa chọn nhà thầu cung cấp giấy in để sản xuất sách giáo khoa theo phương thức chào hàng cạnh tranh của Công ty TNHH MTV Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam có nhiều dấu hiệu bất thường, chưa đảm bảo công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.
Về kiến nghị này, Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến yêu cầu TTCP thực hiện theo thẩm quyền và quy định pháp luật.
Mặt khác, TTCP cũng kiến nghị kiểm điểm trách nhiệm và có hình thức xử lý nghiêm trách nhiệm theo quy định của pháp luật đối với Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo được phân công phụ trách (theo từng thời kỳ) có liên quan đến những thiếu sót, khuyết điểm, vi phạm thuộc trách nhiệm của đơn vị.
Đây là lần đầu tiên trong các kết luận của TTCP đối với ngành Giáo dục, một “nhóm lợi ích” đã bị chỉ mặt đích danh. Điều đó cho thấy, việc các “nhóm lợi ích” cấu kết với nhau để bòn rút ngân sách Nhà nước và tiền của Nhân dân đã ở mức độ trắng trợn và lộ liễu chứ không còn là một việc được che đậy kín đáo và mờ ảo như lâu nay chúng ta thường nghĩ. Và dù gian ngoan, xảo quyệt đến đâu thì cuối cùng các “nhóm lợi ích” đó cũng không thoát khỏi bàn tay sắt của pháp luật và búa rìu công luận và dư luận.
Cái “sân sau” của Bộ Giáo dục và Đào tạo bao năm trời nay tưởng như “bất khả xâm phạm “ nay cũng đã bị TTCP chỉ ra và từng bước vô hiệu hóa. Chắc chắn kết luận này của TTCP sẽ có ảnh hưởng liên đới đến toàn ngành Giáo dục, liên quan đến 4 đời bộ trưởng và các Sở Giáo dục và Đào tạo tại nhiều địa phương trong cả nước. Và vì vậy, đây sẽ rất có thể lại là một đại án mà ảnh hưởng xấu của nó tới đời sống xã hội sẽ không thua kém gì các vụ Việt Á, AIC, “bay giải cứu”, …
Nhưng đó là những chuyện vĩ mô. Còn chuyện vi mô xung quanh bản kết luận của TTCP về những tiêu cực và sai phạm ở Bộ Giáo dục và Đào tạo là gì? Đó là sau khi vụ việc bị phanh phui, rồi tới đây sau khi Bộ Công an vào cuộc điều tra, hi vọng rằng các bộ sách giáo khoa sẽ có được một mức giá chuẩn và phù hợp, các vị phụ huynh sẽ không phải đau đầu, không phải bớt xén cả những khoản tiền nuôi dạy con em để mua cho đủ những cuốn sách không chỉ giá đắt mà còn đôi khi chỉ nằm yên vị trên bàn học của học trò mà cả năm học không phải sờ đến.
Một facebooker viết về việc này thật đáng để suy ngẫm: “Biết bao gia đình thay vì mừng vui ngày khai trường các con lên lớp là sự lo lắng đến méo mặt vì tiền sách giáo khoa, tiền học phí rồi phí này kia, … Ngành Giáo dục cần phải trảm thật nhiều để bớt điêu trác hút máu cha me học sinh đi…”.
Còn một facebooker khác thì viết: “Việc Nhà xuất bản Giáo dục là cỗ máy phun ra tiền lâu nay ai cũng biết, nhất là trong ngành Giáo dục, nhưng lợi ích nhóm càng lớn, phá càng khó vì dây mơ rễ má chằng chịt chúng giăng ra để bảo vệ lợi ích đó. Nhưng cuối cùng TTCP cũng đã làm được bước quan trọng là chuyển sang Bộ Công an để điều tra, xử lý. Hàng chục triệu phụ huynh học sinh và người dân cả nước chờ ngày này lâu lắm rồi…”.
Khi hàng chục triệu phụ huynh học sinh, đặc biệt là những gia đình công chức và lao động nghèo sắp tới sẽ bớt đi gánh nặng lo lắng tài chính cho việc mua sách giáo khoa, thì tôi nghĩ đó hẳn là một niềm vui lớn, một niềm vui mới của năm mới 2023.
Và đó hẳn là một việc có tác dụng vô cùng thiết thực của công cuộc đấu tranh chống tham nhũng, phanh phui và tiêu diệt tận gốc các “nhóm lợi ích”, góp phần đem lại sự phát triển lành mạnh của nền kinh tế - văn hoá - xã hội của đất nước khi bước vào mùa xuân Quý Mão 2023.
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết, bạn có thể mời tác giả An Vinh một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. "Buy me a coffee" Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả An Vinh bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả An Vinh". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
![]() Qũy xã hội hóa đang trở thành cái tên mỹ miều cho các khoản lạm thu hoặc bị các uyển ngữ “trên tinh thần tự ... |
![]() Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) vừa kiến nghị cho người mua nhà ở thương mại có mức giá 1,8 - 2 tỷ đồng ... |
![]() Một nữ hiệu trưởng trường mầm non ở Đắk Nông điều các giáo viên đi uống rượu, bia tiếp khách “VIP” một lần nữa gây ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
