Suy nghĩ nhỏ trong một ngày lễ lớn của Hà Nội Ba phút sự thật |
![]() |
"Ve và gà" là một trong những câu chuyện gây tranh cãi trong sách Tiếng Việt lớp 1. Ảnh: M.H |
Mà thật ra các bộ sách giáo khoa tiểu học sau cụ Trần Trọng Kim mà tôi nhắc tới, về cơ bản vẫn kế thừa rất nhiều những tiến bộ của nhóm làm ra Quốc văn giáo khoa thư. Vì có nhiều bài vẫn lấy lại từ Bộ Quốc văn giáo khoa thư.
Nhưng khi dạy, thì dùng đúng ngụ ngôn bản gốc. Gốc ở đây là từ đâu? Từ truyện của cụ Aesop, sau cụ Aesop thì có cụ La Fontaine soạn lại thành thơ.
Tôi ví dụ 3 bài. Bài 1 là Ve và kiến, nhiều thế hệ được học bài này trong sách tiểu học, qua bản dịch của cụ Nguyễn Văn Vĩnh năm 1907. Kế đó là bài Cáo và quạ, và bài thứ 3 là Rùa và thỏ.
Các bài này đều cực hay nếu dùng qua bản dịch thơ của La Fontaine, hay tới mức giờ nhiều người 80 tuổi còn nhớ làu làu. Hay cực ngắn vì dịch từ truyện ngụ ngôn Aesop, chỉ vài dòng một chuyện như Cáo và quạ hay Thỏ và rùa. Nên cũng nhớ lâu lắm và thấm thía bài dạy trong sách.
Tất cả các bài xưa được học như vậy, chỉ dùng 1 bài. Vì bản chất nó là một bài. Không cần tách ra hai phần làm gì cả. Ví dụ truyện Rùa và thỏ, thì trong truyện của Aesop nó chỉ ngắn cũn như thế này:
"Thỏ chế nhạo rùa chậm chạp. Thấy Thỏ kiêu ngạo, Rùa thách Thỏ chạy thi. Thỏ nhanh chóng bỏ xa Rùa. Yên trí mình sẽ thắng, Thỏ dừng lại ngủ một lát. Tỉnh dậy, Thỏ thua rùa, vì Rùa kiên trì bò về đích".
Nhưng trong sách giáo khoa của nhóm Cánh Diều thì các bài này bị chia thành 2 phần.
Và không dạy nguyên văn từ ngụ ngôn của La Fontaine, Aesop, hay Lev Tolstoy (vì cụ này cũng viết lại trên nền của truyện Aesop) mà toàn dùng truyện "Phỏng theo" của một bút danh Việt Nam, tỷ như Minh Hòa hay không để tên. Và mấy tay này toàn bịa tạc trắng trợn.
Tôi ví dụ, trong truyện Rùa và thỏ ở sách giáo khoa Cánh Diều tự dưng mọc ra một con quạ. Mà con này nó chỉ biết kêu ‘Quà quà’ trong khi toàn loài quạ trên trái đất và trong mọi sách xưa nay ta được học bằng Việt ngữ là ‘Quạ Quạ’. Còn con thỏ trong truyện tự dưng được cho "nhá cỏ nhá dưa". Trong nguyên gốc là nó đi ngủ. Còn thỏ có ăn cỏ, nhưng dưa nó ăn không thì mời các cụ cho ý kiến. Và hễ nó ăn, thì nó sẽ gặm cỏ gặm dưa, nó có phải bò đâu mà nhá cỏ nhá dưa.
![]() |
"Hai con ngựa" là truyện gây tranh luận trong sách giáo khoa lớp 1. Ảnh: M.H |
Kế đó truyện Hai con ngựa, là 1 truyện xuyên tạc hoàn toàn truyện của Lev Tolstoy. Nguyên văn truyện đó là ‘Ngựa đực và Ngựa cái’. Nó viết thế này từ nguyên bản tiếng Nga, xin dịch lại: "Ngựa cái đi nhông cả ngày và đêm trên cánh đồng. Còn ngựa đực thì ban ngày bò ra đi cày, ban đêm mới được ăn. Ngựa cái thấy thế bèn hỏi ngựa đực: "Tại sao bạn lại cày? Nếu tôi là bạn, khi ông chủ quất tôi, tôi sẽ đá ông ta". Ngày hôm sau, ngựa đực làm theo vậy. Bác nông dân thấy nó trở nên lì lợm, bèn thay nó bằng việc cho ngựa cái vào cày."
Bài học ở đây là nếu bạn khuyên ai làm bậy thì bạn sẽ phải gánh hậu quả. Đọc là hiểu. Nhưng sách Cánh Diều chế ra đủ thứ câu trong truyện này từ phần 1 tới phần 2. Nào là biến ngựa đực và ngựa cái thành ngựa tía và ngựa ô. Nào là chuyện đi cày thì biến thành chất hàng trên lưng. Chưa nói câu từ cộc lốc, tính giáo dục yếu kém.
Vậy nếu đã dở hơn, chi bằng học theo các bộ sách giáo khoa cũ, chân phương dạy lại các bài học dịch theo đúng từ nguyên gốc, có phải dễ hiểu dễ nhớ và lành mạnh không?
Tại sao chỉ có việc đơn giản vậy mà không làm được, còn chế ra nào là ‘Gà và ve’ vừa thô thiển vừa dốt nát, vì thức ăn của gà nào ve ăn nổi trong tự nhiên, và cũng trong tự nhiên thì ve là món khoái khẩu của gà. Và có gà nào như kiến tha lâu đầy tổ đâu mà qua xin thức ăn của nó chi vậy?
Nào chế ra ngựa ô và ngựa tía, nào chế ra con quạ kêu ‘Quà quà’, nào chế ra con thỏ nhá cỏ nhá dưa.
Tôi thành thực không hiểu được trình độ của mấy ông bà soạn sách cao xa cỡ nào mà làm ăn vậy với trẻ lớp 1. Trẻ thơ như búp trên cành mà nỡ lòng nào bứt búp cái bụp vậy ha?
![]() Giống như mọi công dân Thủ đô và tất cả những ai yêu quý Hà Nội, trong ngày này, lòng tôi cũng tràn đầy ... |
![]() Công tác truyền thông công đoàn thời gian qua đã đạt những kết quả tích cực, song cũng còn bộc lộ một số hạn chế. ... |
![]() Nhiều bạn công nhân trẻ đêm trường khắc khoải nỗi cô đơn. Điều lạ lùng là bạn cảm thấy cô đơn ở ngay chỗ đông ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
