![]() |
Tỷ lệ công nhân nữ thường áp đảo tại các doanh nghiệp da giày. Bận rộn, nhiều bạn nữ gặp khó khăn trong việc tìm kiếm bạn đời. Với họ, đêm trở nên rất dài, khắc khoải nỗi cô đơn. Anh minh họa của nld.com.vn |
Trên mạng xã hội, một bạn nam công nhân viết: “Đi làm về, mở phòng thấy lạnh lẽo. Cảm giác như thiếu thiếu điều gì. Nghĩ mãi, chợt nhận ra căn phòng thiếu hơi bạn gái”. Các bạn nữ thì bày tỏ cảm giác trống vắng nhiều hơn. Một bạn viết: “Ai rảnh vào tâm sự chút đi. Mình đang thật sự cô đơn”; bạn khác viết: “Cần hơi ấm đàn ông. Ai cho mượn bờ vai, đến mai mình trả”; bạn khác thì thẳng thắn: “Muốn tìm người yêu không ràng buộc. Không quan trọng tuổi tác, xấu đẹp, tài chính, chỉ cần tôn trọng nhau cùng khỏa lấp nỗi cô đơn…”
Con người là sản phẩm của xã hội. Không ai có thể sống một mình. Khác hẳn trong tự nhiên, rất nhiều loài thú hoang sống cô độc. Dũng mãnh như loài hổ, khi trưởng thành, chúng sẽ bỏ mẹ ra đi. Chỉ một số ngày trong năm, vào mùa sinh sản, hổ đực, hổ cái mới tìm nhau, ở với nhau ít ngày rồi lại tách ra tự kiếm mồi.
![]() |
Như da giày, ngành Dệt May cũng sử dụng rất đông công nhân nữ. Ảnh của baodansinh.vn |
Tôi hiểu cảm giác chông chênh của bạn nam nữ thanh niên công nhân. Hàng ngày đi làm, họ để hết tâm trí vào công việc. Lúc giải lao rảnh rỗi có đồng nghiệp vui vầy. Đêm về là câu chuyện khác. Căn phòng nhỏ như rộng ra bởi nỗi cô đơn. Thường bạn công nhân cũng không ở một mình mà có bạn cùng giới ở ghép. Nhưng ngoài việc chia sẻ với nhau kinh phí thuê nhà, bảo đảm an ninh, hai người cùng giới lại nhân đôi sự thiếu vắng người khác giới.
Tạo hóa sinh ra đàn ông, đàn bà, nam nữ để cho nhau. Đó là hai mặt âm dương cấu thành nên vũ trụ. Nam nữ hút nhau, gặp gỡ, giao hòa thì làm nên sự sống. Chỉ có nam, chỉ có nữ, đời sống mỗi nửa trở nên bấp bênh, thiếu thốn, muộn phiền. Như một lẽ tự nhiên, họ tìm đến nhau. Không tìm được, đêm trở nên dài và sâu thẳm.
![]() |
Và như da giày, dệt may, công nhân nữ cũng chiếm tỷ lệ lớn trong lĩnh vực sản xuất điện tử. Ảnh timviecdientu.com |
Nam nữ tìm nhau là vấn đề chung của con người, nhưng ở các khu công nghiệp, nơi tập trung hàng chục, hàng trăm nghìn người trẻ tuổi thì đó là một khối cô đơn thật sự lớn lao. Nhiều doanh nghiệp dệt may, da giày, điện tử hầu như chỉ tuyển công nhân nữ; khiến một khu vực, một doanh nghiệp chỉ có nữ. Việc kết bạn, làm quen, tiến tới yêu đương, hôn nhân với các bạn nữ công nhân này thật sự bế tắc. Trong khi suốt ngày họ đi làm, rồi tăng ca bất tận...
Rất nhiều bạn thao thức, mất ngủ. Mạng xã hội công nhân xuất hiện nhiều lời đề nghị tâm sự đêm khuya. “Ba giờ sáng, ai giờ này chưa ngủ hẳn rất cô đơn”; “Ai còn thức nói thật đi, vì sao bạn thức? Nếu rảnh ib mình nói chuyện đỡ buồn”; “Có anh trai nào còn thức vào nói chuyện với em”… Những dòng trạng thái như thế thật nhiều.
Những mối tình chóng vánh đến và đi. Tình một đêm không hiếm. Rồi lừa tình, ngoại tình… những chuyện hay gặp trong xã hội thì dường như phổ biến hơn ở thế giới công nhân. Có nhìn toàn diện vấn đề mới hiểu đó là điều gần như tất nhiên và cảm thông với họ.
![]() |
Mỗi xóm trọ, mỗi căn phòng trọ của người công nhân đều chất chứa những nỗi niềm, nhất là với bạn công nhân trẻ khi đêm về. Ảnh vietnamplus.vn |
Công việc vất vả, đồng lương không cao, căn phòng trọ tồi tàn, đã thế lại trộm cắp. Dịch bệnh càng khiến đời sống người công nhân khó khăn hơn. Nhiều người bày tỏ nỗi bi quan, lo âu với thực tại và chấp chới về một tương lai không rõ ràng. Nỗi cô đơn đêm về vì thế như nhân lên gấp bội.
Trong khó khăn bủa vây, những bờ vai khao khát những bờ vai. Một cõi lòng tê tái cần được sưởi bởi một trái tim ấm nóng. Và một nụ hôn nồng cháy có thể xóa đi những giọt nước mắt...
Bởi thế, mỗi đêm, tiếng con chim khảm khắc gọi đôi lại vang lên tha thiết.
![]() Cập nhật thông tin Covid-19 lúc 7h sáng ngày 9/10, toàn thế giới đã ghi nhận hơn 36,7 triệu ca bệnh Covid-19, trong đó có ... |
![]() Nâng cao kỹ năng cho sinh viên công nghệ thông tin (CNTT); Kết nối các sinh viên mới tốt nghiệp với những công việc chất ... |
![]() Đây không phải là tên một tuỳ bút của nhà thơ Phùng Quán, càng không phải tên của bản trường ca “Ba phút sự thật” ... |
Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay
Tin tức khác
