Người lao động

Xây dựng nhà ở để giúp người thợ mỏ "an cư lạc nghiệp"

Anh Tú
Tác giả: Anh Tú
Chăm lo nhà ở cho thợ mỏ là chủ trương lớn được Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam thực hiện lâu nay với mong muốn “an cư lạc nghiệp” cho người lao động.    
xay dung nha o de giup nguoi tho mo an cu lap nghiep
Khu chung cư kiểu mẫu dành cho thợ mỏ của Công ty Than Nam Mẫu.

Theo thống kê của Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), hiện nay có hơn 20 đơn vị trong ngành đã đầu tư khoảng 80 khu nhà ở công nhân lao động, tương ứng 5.000 căn hộ, đáp ứng chỗ ở cho khoảng hơn 17.000 người. Những khu nhà tập thể này đã đáp ứng được phần nào nhu cầu về nhà ở cho thợ mỏ, góp phần quan trọng trong việc cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động.

Trong hơn 10 năm trở lại đây, nhiều đơn vị trong Tập đoàn như Công ty CP Than Hà Lầm, Công ty Than Quang Hanh; Công ty Than Vàng Danh, Tổng Công ty Than Đông Bắc, Công ty CP Than Mông Dương…. đã xây dựng và nhanh chóng hoàn thành các Khu tập thể cho CNLĐ.

Tại Công ty Than Thống nhất, cuối 2017, công trình chung cư cho thợ lò tại phường Cẩm Thành, TP.Cẩm Phả đã được khánh thành, đưa vào sử dụng. Khu chung cư này được đầu tư xây dựng với kinh phí 31,9 tỷ đồng với quy mô gồm 6 tầng, tổng diện tích mặt sàn là 4.823m2 gồm 80 căn hộ cho khoảng 320 công nhân ở (mỗi phòng 4 công nhân). Tầng 1 chung cư được sử dụng làm nhà để xe, căng tin, nhà ăn tập thể, khu bếp nấu, khu nghỉ nhân viên và các phòng kỹ thuật phục vụ công trình. Từ tầng 2 đến tầng 6 mỗi tầng bố trí 16 phòng ở có diện tích từ 38- 41 m2/phòng. Điều đặc biệt ở khu nhà này đó là, tại các dãy nhà, công ty đã bố trí những ngôi nhà “hạnh phúc” dành riêng cho thợ lò.

Đầu năm 2019, Công ty Than Hạ Long - TKV đưa vào khai thác công trình tòa chung cư cao 12 tầng, với tổng diện tích sử dụng đất 2.313 m², tại phường Quang Hanh, TP Cẩm Phả. Tòa chung cư này có nhà sinh hoạt cộng đồng, phòng khách, nhà ăn tập thể rộng 320 m² phục vụ 200 người ăn cùng lúc. Như vậy, đây là tòa chung cư thứ 5 của công ty. 4 tòa trước đó được công ty xây ở khu Diên Thủy, phường Cẩm Đông cùng ở TP. Cẩm Phả. Với 5 tòa chung cư này, Công ty Than Hạ Long -TKV đã đáp ứng chỗ ở cho 1.372 người lao động.

Trước đó, Công ty Than Nam Mẫu, Tổng Công ty Than Đông Bắc đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng để xây dựng hằng trăm căn hộ phục vụ chỗ ở cho thợ lò. Trong đó, Công ty Than Nam Mẫu xây dựng một khu chung cư trên diện tích 1,4 ha tại TP.Uông Bí, với 4 đơn nguyên cao chín tầng, có thang máy với 224 căn hộ khép kín. Tổng Công ty Than Ðông Bắc xây khu chung cư tại khu đất rộng 2,6 ha, quy hoạch gồm bốn tòa nhà cao 12 tầng, diện tích mặt sàn hơn 34 nghìn m2, đáp ứng về chỗ ở cho khoảng 1.800 - 2.000 công nhân lao động.

xay dung nha o de giup nguoi tho mo an cu lap nghiep
Trung tâm Văn hóa - Thể thao thợ mỏ và phòng sinh hoạt cộng đồng được bố trí tại tầng 1 của khu chung cư.

Đặc biệt mới đây, Công ty Than Nam Mẫu đã đầu tư trên 18 tỷ đồng cải tạo, nâng cấp, xây dựng 4 tòa nhà chung cư thành chung cư thợ mỏ kiểu mẫu. Đây là chung cư thợ mỏ kiểu mẫu đầu tiên của ngành Than. Chung cư này được trang cấp đầy đủ các thiết bị phục vụ cho người lao động như: tivi, máy giặt, tủ lạnh, điều hòa hai chiều, giường tủ, chăn ga gối... Công ty Than Nam Mẫu còn lắp đặt cổng và hàng rào bao quanh khu chung cư, trồng cây xanh, tạo không gian sạch đẹp, thoáng đãng, thân thiện với môi trường; xây dựng bể bơi đa năng và khu phụ trợ, Trung tâm Văn hóa - Thể thao thợ mỏ và Phòng sinh hoạt cộng đồng tại tầng 1 để phục vụ cho người lao động. Đặc biệt, công ty bố trí dành riêng 1 tòa cho hộ gia đình thợ mỏ.

Công nhân Phạm Thanh Thắng - Phân xưởng Vận tải lò 1, Công ty Than Nam Mẫu, cho rằng: "Việc công ty quan tâm bố trí nhà ở với diện tích 90 m2/phòng có đầy đủ tiện nghi, khang trang, sạch đẹp đảm bảo sinh hoạt cho cả gia đình tại khu chung cư khiến chúng tôi rất yên tâm. Điều này cũng đồng nghĩa với việc giấc mơ “an cư lạc nghiệp” của người lao động đã được giải quyết một cách thỏa đáng, để người lao động xa quê yên tâm làm việc và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp".

Chủ tịch Công đoàn Công ty Than Nam Mẫu Đỗ Quang Trung cho biết: "Công trình này nhằm mục đích chăm sóc tốt nhất đời sống cho người lao động, tạo điều kiện cho họ sau mỗi ngày lao động vất vả được nghỉ ngơi, tái tạo sức lao động. Từ đó tin tưởng, gắn bó xây dựng Công ty Than Nam Mẫu và Tập đoàn KTV ngày càng phát triển thịnh vượng".

xay dung nha o de giup nguoi tho mo an cu lap nghiep Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 5/4

Tính đến 7h sáng ngày 5/4, Covid-19 đã xuất hiện ở 206 quốc gia và vùng lãnh thổ, hơn 1,2 triệu người nhiễm virus corona ...

xay dung nha o de giup nguoi tho mo an cu lap nghiep 111 - số máy cần ghi nhớ!

Cái chết của cháu bé N.N.M.M (3 tuổi) ở Hà Nội ngày 30/3 là một tin sốc và đau đớn không kém gì những dòng ...

xay dung nha o de giup nguoi tho mo an cu lap nghiep Lại có thêm 4 bệnh nhân nhiễm Covid-19 ở TP HCM ra viện

4 bệnh nhân nhiễm Covid-19 ra viện ngày 4/4, đó là các bệnh nhân thứ 80, bệnh nhân 81, bệnh nhân 82 và bệnh nhân ...

xay dung nha o de giup nguoi tho mo an cu lap nghiep Đâu là trường hợp được ra đường trong 15 ngày thực hiện cách ly xã hội?

Để hướng dẫn các địa phương thực hiện tốt Chỉ thị 16 về yêu cầu cách ly xã hội, Văn phòng Chính phủ mới đây ...

Tin mới hơn

“Thay” tư duy - “đổi” vận mệnh

“Thay” tư duy - “đổi” vận mệnh

Trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, bản thân người lao động phải tái định vị chính mình, từ tư duy “làm để được trả lương” sang “làm để đóng góp, làm để phát triển”. Chỉ khi người lao động coi mỗi công việc là một trải nghiệm học tập, một cơ hội rèn luyện kỹ năng và phát triển bản thân, họ mới thực sự trở thành nhân tố không thể thiếu trong chuỗi giá trị, trong chiến lược phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Bất cập chính sách khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy ở vùng đặc biệt khó khăn

Bất cập chính sách khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy ở vùng đặc biệt khó khăn

Trong quá trình thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang. Tuy nhiên, vẫn còn những bất cập, đặc biệt đối với người có từ 15 năm công tác trở lên tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, khiến họ chịu thiệt thòi so với người làm việc ở các vùng khác.
Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Khi pháp luật thôi là rào cản, mà trở thành điểm tựa, người công nhân sẽ không còn là người “thi hành ý tưởng” mà có thể là người “khởi xướng đổi mới”. Chính sách pháp lý ấy, nếu được thực thi đúng đắn sẽ đưa tầng lớp lao động bước vào vai trò trung tâm của cuộc cách mạng đổi mới quốc gia.

Tin tức khác

Biến phế phẩm thành “vàng” – sáng kiến của người cán bộ yêu nghề

Biến phế phẩm thành “vàng” – sáng kiến của người cán bộ yêu nghề

Ở nơi mùi hóa chất hòa vào tiếng máy móc ầm ầm vận hành mỗi ngày, có một người đàn ông lặng lẽ dành cả tâm huyết của mình để biến điều không thể thành có thể. Đó là anh Nguyễn Thanh Lâm (SN 1976) – cán bộ kỹ thuật phụ trách An toàn lao động, đồng thời là Chủ tịch Công đoàn Công ty cổ phần TICO TP. HCM – một người lao động tận tụy, đam mê nghề đến mức luôn “nghĩ về nhà máy” ngay cả sau giờ làm việc…
Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Việc Chính phủ được đề nghị phân bổ tối thiểu 3% ngân sách nhà nước cho khoa học – công nghệ và nâng dần lên 2% GDP, là bước chuyển từ “lời nói” thành “hành động”. Đây là tín hiệu cho thấy, Nhà nước đang xác lập một ưu tiên quốc gia mới và ưu tiên ấy không chỉ dành cho các viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm cao cấp mà còn dành cho công nhân, kỹ sư, người lao động nơi xưởng máy, công trình, đồng ruộng.
“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Từ ruộng đồng đến nhà máy, từ làng quê đến khu công nghiệp, hàng triệu công nhân và người lao động Việt Nam đang từng ngày nỗ lực vươn lên bằng chính sức mình.
Nghị quyết 57: Người lao động có cơ hội “thăng hoa” cùng thời đại số

Nghị quyết 57: Người lao động có cơ hội “thăng hoa” cùng thời đại số

Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị được Tổng Bí thư Tô Lâm ví như một “Khoán 10” trong lĩnh vực khoa học, công nghệ cho thấy khát vọng bứt phá mà còn khơi dậy tinh thần đổi mới và vai trò trung tâm của lực lượng lao động.
“Kênh ba bên” - mô hình đối thoại cần thiết trong nền kinh tế thị trường

“Kênh ba bên” - mô hình đối thoại cần thiết trong nền kinh tế thị trường

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và chuyển đổi số mạnh mẽ, việc xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa không chỉ là vấn đề đạo đức mà còn là yếu tố sống còn của doanh nghiệp.
Người "thắp lửa" tự động hóa nơi nhà máy

Người "thắp lửa" tự động hóa nơi nhà máy

Trong phân xưởng sản xuất hiện đại tại Nhà máy Unilever – Củ Chi, TP. HCM, nơi dây chuyền máy móc hoạt động không ngơi nghỉ, có một người đàn ông luôn âm thầm đi bên cạnh từng cải tiến. Đó là anh Trần Tiến Đạt (SN 1994) – Trưởng nhóm Bảo trì & Dự án tự động hóa thông minh phân xưởng PBC.
Xem thêm