![]() |
Một thông tin không căn cứ lan truyền trên mạng xã hội nhưng có mức độ lan toả rất mạnh. |
Cũng hôm qua, hàng ngàn người đã hăm hở bấm like, bấm chia sẻ tin đồn về sự “tử vong bất thường” của tài xế lái xe trường Gateway.
Không cần phải là chuyên gia tin tức, không cần trình độ này nọ, chỉ cần “lắc não” chút thôi cũng có thể thấy ngay rằng đó là “tin fake”. Đơn giản, cái tối thiểu là nguồn tin và sự xác nhận hoàn toàn không có.
Những tin fake trong vụ cháu bé trường Gateway bị bỏ quên trên ô tô là một trong những điển hình của “tin vịt” thời mạng xã hội: Không có căn cứ. Thuyết âm mưu. Nhằm vào những vụ việc đang được dư luận xã hội chú ý. Được chia sẻ, lan truyền với tốc độ chóng mặt. Và không thể không nói đến việc thiếu thông tin từ cơ quan chức năng, từ báo chí chính thống.
![]() |
Hơn 25,8 ngàn người đã bấm like và có đến 21,1 ngàn người đã chia sẻ một mẩu tin lan truyền trên mạng xã hội nói rằng cháu bé trong vụ “bỏ quên trên ô tô” đã chết oan trong lớp học. |
Cơ quan công an không phải là thầy bói để có thể chỉ nhìn hiện tượng mà phán xét lung tung, kết luận vội vã. Họ cần có thời gian. Vụ việc, nhất là những vụ gây bức xúc xã hội, lại càng phải được điều tra một cách cẩn trọng, tỉ mỉ, chính xác. Huống chi, đã xảy ra bao nhiêu vụ án oan với hậu quả xã hội rất khủng khiếp với cái giá là niềm tin công lý.
Nhưng, hãy để ý đến những chi tiết này.
Một trung tâm bán trú tiểu học (Diễm Phúc, ở Bình Dương) ngay lập tức bị đóng cửa khi bỏ quên bé trai 1 ngày ở trường. Maple Bear, cơ sở Westlake Point ngay sau scandal cô giáo nhốt học sinh trong tủ đựng quần áo, dù “chỉ 50s” được tuyên bố "xem xét đóng cửa".
Ấy vậy mà Gateway, với hẳn việc bỏ quên học sinh trên xe với hậu quả là cái chết của một đứa bé 6 tuổi, và bao nhiêu bức xúc xã hội thì đến giờ vẫn bình chân như vại.
Có thể, sự bất bình đẳng trong cách xử lý của chúng ta cũng là một nguyên cớ để dư luận muốn tin vào một khuất tất nào đó.
Nhưng nói đi cũng phải nói lại. Sự thiếu vắng những bản tin từ báo chí. Những chi tiết bất thường, chẳng hạn chiếc áo cháu bé mặc khi đỏ lúc trắng, không được kịp thời giải thích... chính là “mảnh đất” dung dưỡng cho những tin đồn.
Suy nghĩ trước mỗi nút like, trước mỗi lần chia sẻ. Kiểm chứng qua báo chí chính thống... trong khi dành cho cơ quan điều tra thời gian cần thiết để kết luận chính thức về vụ việc. Đó là cách bảo vệ chính mình. Đó là cách thức duy nhất để mỗi chúng ta không tiếp tay, không trở thành thủ phạm loan truyền tin đồn thất thiệt.
Share lại một cái tin đồn từ người khác, cái đó có hay hớm gì! Có làm giá trị con người mình tăng lên được chút xíu nào đâu nếu như không nói là ngược lại.
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
