
Cháu bé bị bỏ quên trên xe: “Lúc chúng ta ngồi kiểm điểm thì đã mất đi một mạng người” |
Hiện tại, cơ quan điều tra đã khởi tố với tài xế để điều tra về tội “vô ý làm chết người” và 2 cô giáo vì tội “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.
Theo thông tin hiện thời, tài xế chính nghỉ phép và tài xế lái thay đã không kiểm tra xe trước khi xuống. Giáo viên không thấy học sinh đến lớp đã không thông báo về nhà cho phụ huynh.
Hôm đó là buổi tổng kết bế giảng năm học. Và cháu bé đã bị bỏ quên tới 11 tiếng trong điều kiện thời tiết nắng nóng. Cháu đã không qua khỏi bởi phút lơ là bất cẩn của người lớn.
Hệ quả, cháu bé đã mãi ra đi, gia đình chịu niềm đau vô hạn, còn cô giáo, tài xế vướng vòng lao lý.
Đây là kết quả đáng buồn cho tất cả các bên.
“Quên” là trạng thái tương đối phổ biến của con người. Không ai không từng quên một thứ gì đó, một điều gì đó.
Tuy nhiên, có những thứ, chúng ta không được quên. Đơn cử như trong trường hợp này là trẻ nhỏ trên xe, là tính mạng con người.
Nhưng ở góc độ con người, làm thế nào để không có những phút lơ là mà bỏ quên?
Thứ nhất và tiên quyết nhất là quy trình. Các đơn vị vận tải do nhà trường thuê hay nhà trường tự vận hành hệ thống đưa đón cần xây dựng hệ thống quy trình khoa học để đảm bảo không đứa trẻ nào bị bỏ quên.
Quy trình này cần nhiều bước, thực hiện bởi nhiều người để đảm bảo nếu có một người “quên” thì vẫn còn những người khác nhớ.
Hiện tại, quy trình này chưa được luật và các văn bản dưới luật quy định cụ thể để áp dụng mang tính thực hành trên toàn quốc. Và đáng ra, sau sự kiện bé lớp 1 tử vong ở trường Gateway, các bộ, ban, ngành liên quan cần đưa ra những quy trình thống nhất để áp dụng trong các nước, tránh lặp lại câu chuyện buồn.
Thứ hai là sự tôn trọng quy trình, không làm tắt, làm ẩu của những người thực hiện. Trong câu chuyện cháu bé bỏ quên ở Thái Bình, cô giáo đã không thực hiện đúng quy trình an toàn của nhà trường khi thấy cháu bé vắng mặt nhưng không thông báo về phía gia đình.
Nếu làm đúng, chỉ một dòng tin nhắn có khi đã cứu được mạng cháu bé.
Thứ ba là công nghệ và kết cấu phần cứng của ô tô đưa đón. Một trường trên địa bàn Hà Nội có dùng một phương án khá hiệu quả, là khi đóng cửa xe, lập tức sẽ có tiếng còi hú to để đảm bảo bất cứ sự quên lãng của người lớn nào cũng sẽ được hỗ trợ khi các em trên xe được đánh thức.
Ngoài ra, ở mức độ cao hơn như ở phương Tây, công nghệ có khả năng đo thân nhiệt trên xe để thông báo rằng còn người trên xe khi khóa cửa…
Để đảm bảo tính mạng các cháu, có rất nhiều cách để những người có trách nhiệm không “quên”. Dù công nghệ, quy trình là những phương pháp hỗ trợ cần thiết, song quan trọng nhất vẫn là lương tâm và trách nhiệm của những người thực thi.
Việc không “đốt cháy” quy trình nghe tưởng dễ nhưng nó đòi hỏi ý thức trách nhiệm rất lớn. Bởi, cả vạn ngày thực hiện đúng quy trình không sao, nhưng chỉ có một ngày vì mệt, vì vội, vì tâm trạng chán chường mà “làm tắt”… là hoàn toàn có thể dẫn tới thảm cảnh.
Và, câu chuyện lần này thôi thúc nhưng đơn vị liên quan cần đưa ra một quy trình thống nhất trên cả nước kèm theo những khóa tập huấn thường xuyên để nhắc nhớ những người đưa trẻ, trông trẻ về vai trò của mình.
Chúng ta đã mất 2 đứa trẻ chỉ bởi sự “quên” và chúng ta không được phép lặp lại điều này một lần nữa.
Bởi, sự an toàn của trẻ không chỉ là “ưu thế cạnh tranh” khi các trường quảng cáo kinh doanh. Đó là phẩm giá con người, lương tri cộng đồng với sự đảm bảo an toàn cho việc phát triển của trẻ.
Mỹ Anh
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết "Vụ việc cháu bé bị bỏ quên trên ô tô: Quy trình và lương tâm", bạn có thể mời tác giả Mỹ Anh một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. “Buy me a coffee”
Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Mỹ Anh bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Mỹ Anh". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt
Tin tức khác

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
