Người lao động

TP. Hồ Chí Minh: Công nhân khu công nghiệp đắn đo khi đi chợ

Hoài Thương
Tác giả: Hoài Thương
Sau Tết, không chỉ thực phẩm như thịt, cá, đồ khô mà ngay cả giá sau cũng tăng nhiều so với trước Tết. Thực tế, việc tăng giá các mặt hàng thực phẩm này đã có ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, chi phí sinh hoạt của công nhân khu trọ tại các khu công nghiệp trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.
tp ho chi minh cong nhan khu cong nghiep dan do khi di cho
Trên đường đi làm về, công nhân ghé vội quầy bán rau bên đường để mua rau, thịt cho bữa tối. Ảnh N.N

Những khu chợ tạm, hay cửa hàng rau trên đường đi làm về, gần khu trọ công nhân thường sẽ bán các loại mặt hàng rau củ khá rẻ. Nhưng nhiều ngày nay nhiều người bán, kẻ mua cũng kêu than vì giá rau lên, thực phẩm như thịt lợn, thịt gà hay cá đều lên. Người bán khó bán, người mua cũng đắn đo cân nhắc vì công nhân chi tiêu có sự hạn hẹp riêng.

Dạo quanh khu chợ gần khu trọ của công nhân tại Thủ Đức các loại mặt hàng rau xanh đa dạng, thực phẩm thịt cá cũng đầy đủ nhưng lại vắng người mua. Nhiều tiểu thương cho rằng dịch viêm phổi do virus corona khiến khách hàng, chủ yếu là công nhân ngại ra đường, mua ít, và mua nhanh vì họ tránh tiếp xúc lâu. Chính điều này khiến các tiểu thương tại chợ rất khổ tâm.

Nhiều công nhân ra chợ chỉ mua rau xanh để tăng cường sức khỏe vì đọc thông tin trên báo thấy tăng cường rau xanh tăng đề khác phòng ngừa virus corona... Nhưng chính vì thế họ kêu trời vì rau xanh tăng giá khủng quá. Nếu trước Tết họ mua chỉ 5000 đồng/kg cải ngọt; bí ngô xanh chỉ 10.000 đồng/kg thì giờ đây giá tăng gấp đôi, gấp ba là chuyện bình thường, rau cải trung bình 25.000 đồng/kg; bí xanh 20.000 đồng/kg; rau các loại khoảng 10.000 đồng/bó...

Chị Mai, công nhân tại Thủ Đức trọ tại gần hầm Linh Trung, đi chợ chiều gần nhà tay xách được một chiếc súp lơ kèm theo ít thịt lững thững về phòng trọ, lắc đầu ngán ngẩm: “Thực phẩm mùa này mắc quá, cứ thế này công nhân mua không nổi. Đi chợ có một chút xíu mà 100.000 đồng đi luôn. Tôi mua 1 cây hoa lơ (súp lơ) giá 20.000 đồng, tính mua 2 cái nhưng đắt quá không mua nữa, đành mua rau ngót cũng 10.000 đồng về nấu canh. Tôi ghé quầy thịt mua 50.000 đồng được ba lạng. Vậy là một bữa tối cũng ngót nghét gần 100.000 đồng; nửa ngày làm việc của tôi rồi. Cứ đà thực phẩm như này tiền lương kiếm được không đủ trả tiền nhà lẫn sinh hoạt mất.”

tp ho chi minh cong nhan khu cong nghiep dan do khi di cho
Công nhân cân nhắc khi đi chợ để chi phí sinh hoạt hợp lý. Ảnh NN

Theo quan sát của PV Cuộc sống An toàn, không ít công nhân “rón rén” nâng lên hạ xuống từng bó rau, miếng thịt; họ hỏi giá cả người bán xong đắn đo, suy nghĩ so sánh giá rau này với rau kia, cái nào rẻ hơn rồi mua. Nhiều người đi chợ chỉ xách về một dúm rau xanh và ít đậu phộng mà thôi.

“Mấy nay rau xanh lên giá chóng mặt, tôi chỉ dám mua một ít chứ không dám bỏ ra mấy chục ngàn mua một nắm rau về. Hầu hết mọi loại rau đều lên giá. Nay đi chợ tôi cũng chỉ dám xách về 1/3 cây cải thảo mau 10.000 đồng; 10.000 đậu phộng cùng mấy quả trứng để ăn sáng. Thôi, chịu khó tiết kiệm mấy ngày này. Rồi hy vọng rằng tuần tới giá rau xanh lại trở về như trước Tết”. – Chị Thắm, công nhân Khu chế xuất Linh Trung 1, chia sẻ.

Hầu như công nhân đang làm việc tại các khu chế xuất, khu công nghiệp trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh đều là người từ nơi khác đến, họ phải thuê trọ, có nhiều gia đình còn nuôi con, cho con đi học trên này. Cho nên việc tiết kiệm chi phí sinh hoạt là điều rất cần thiết. Với sự gia tăng giá của thực phẩm như hiện nay đã ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống, chi phí sinh hoạt của họ.

tp ho chi minh cong nhan khu cong nghiep dan do khi di cho Việt Nam ghi nhận ca nhiễm thứ 14: Người phụ nữ ở Vĩnh Phúc dương tính với virus corona

Trưa nay (9/2), Bộ Y tế vừa xác nhận về người phụ nữ (55 tuổi) ở Vĩnh Phúc dương tính với chủng mới của virus ...

tp ho chi minh cong nhan khu cong nghiep dan do khi di cho Giá buốt, ‘Cô Vy’ và hai tiếng ‘đồng bào’

Ám ảnh 'Cô Vy' trong những ngày rét đậm xen lẫn mưa xuân của miền Bắc có lẽ là điều mà nhiều người quan tâm.

tp ho chi minh cong nhan khu cong nghiep dan do khi di cho Cuộc sống 'vượt lên chính mình' của nữ công nhân tàn tật gần 20 năm xa quê

Chị Nguyễn Thị Thanh là một công nhân bị tật ở chân nên đi lại khó khăn, gần 20 năm bươn chải, vất vả, tự ...

Tin mới hơn

“Thay” tư duy - “đổi” vận mệnh

“Thay” tư duy - “đổi” vận mệnh

Trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, bản thân người lao động phải tái định vị chính mình, từ tư duy “làm để được trả lương” sang “làm để đóng góp, làm để phát triển”. Chỉ khi người lao động coi mỗi công việc là một trải nghiệm học tập, một cơ hội rèn luyện kỹ năng và phát triển bản thân, họ mới thực sự trở thành nhân tố không thể thiếu trong chuỗi giá trị, trong chiến lược phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Bất cập chính sách khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy ở vùng đặc biệt khó khăn

Bất cập chính sách khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy ở vùng đặc biệt khó khăn

Trong quá trình thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang. Tuy nhiên, vẫn còn những bất cập, đặc biệt đối với người có từ 15 năm công tác trở lên tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, khiến họ chịu thiệt thòi so với người làm việc ở các vùng khác.
Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Khi pháp luật thôi là rào cản, mà trở thành điểm tựa, người công nhân sẽ không còn là người “thi hành ý tưởng” mà có thể là người “khởi xướng đổi mới”. Chính sách pháp lý ấy, nếu được thực thi đúng đắn sẽ đưa tầng lớp lao động bước vào vai trò trung tâm của cuộc cách mạng đổi mới quốc gia.

Tin tức khác

Biến phế phẩm thành “vàng” – sáng kiến của người cán bộ yêu nghề

Biến phế phẩm thành “vàng” – sáng kiến của người cán bộ yêu nghề

Ở nơi mùi hóa chất hòa vào tiếng máy móc ầm ầm vận hành mỗi ngày, có một người đàn ông lặng lẽ dành cả tâm huyết của mình để biến điều không thể thành có thể. Đó là anh Nguyễn Thanh Lâm (SN 1976) – cán bộ kỹ thuật phụ trách An toàn lao động, đồng thời là Chủ tịch Công đoàn Công ty cổ phần TICO TP. HCM – một người lao động tận tụy, đam mê nghề đến mức luôn “nghĩ về nhà máy” ngay cả sau giờ làm việc…
Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Việc Chính phủ được đề nghị phân bổ tối thiểu 3% ngân sách nhà nước cho khoa học – công nghệ và nâng dần lên 2% GDP, là bước chuyển từ “lời nói” thành “hành động”. Đây là tín hiệu cho thấy, Nhà nước đang xác lập một ưu tiên quốc gia mới và ưu tiên ấy không chỉ dành cho các viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm cao cấp mà còn dành cho công nhân, kỹ sư, người lao động nơi xưởng máy, công trình, đồng ruộng.
“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Từ ruộng đồng đến nhà máy, từ làng quê đến khu công nghiệp, hàng triệu công nhân và người lao động Việt Nam đang từng ngày nỗ lực vươn lên bằng chính sức mình.
Nghị quyết 57: Người lao động có cơ hội “thăng hoa” cùng thời đại số

Nghị quyết 57: Người lao động có cơ hội “thăng hoa” cùng thời đại số

Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị được Tổng Bí thư Tô Lâm ví như một “Khoán 10” trong lĩnh vực khoa học, công nghệ cho thấy khát vọng bứt phá mà còn khơi dậy tinh thần đổi mới và vai trò trung tâm của lực lượng lao động.
“Kênh ba bên” - mô hình đối thoại cần thiết trong nền kinh tế thị trường

“Kênh ba bên” - mô hình đối thoại cần thiết trong nền kinh tế thị trường

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và chuyển đổi số mạnh mẽ, việc xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa không chỉ là vấn đề đạo đức mà còn là yếu tố sống còn của doanh nghiệp.
Người "thắp lửa" tự động hóa nơi nhà máy

Người "thắp lửa" tự động hóa nơi nhà máy

Trong phân xưởng sản xuất hiện đại tại Nhà máy Unilever – Củ Chi, TP. HCM, nơi dây chuyền máy móc hoạt động không ngơi nghỉ, có một người đàn ông luôn âm thầm đi bên cạnh từng cải tiến. Đó là anh Trần Tiến Đạt (SN 1994) – Trưởng nhóm Bảo trì & Dự án tự động hóa thông minh phân xưởng PBC.
Xem thêm