![]() |
Người lao động Nhà máy Longrich Việt Nam (TP Thủ Đức) được tặng một chỉ vàng (Ảnh: AN PHƯƠNG, VnExpress) |
Câu hỏi đặt ra là: Thưởng Tết có phải là điều bắt buộc theo pháp luật?
Theo Điều 104 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định:
1. Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
2. Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
Tức là, thưởng Tết không phải là điều khoản bắt buộc đối với đơn vị sử dụng lao động. Luật cũng không quy định mức thưởng Tết. Thưởng Tết dường như là một nét văn hóa tương đối đặc trưng của Á Đông nói chung và Việt Nam nói riêng.
Trước đây, tôi có làm ở một đơn vị Nhà nước tự hạch toán. Thưởng Tết là một khoản thu mà nhiều người kỳ vọng. Nhưng, khoản thu ấy không nhất thành bất biến. Năm cao, năm thấp, tùy theo tình hình làm ăn. Ngay cả so với mức chung, thưởng Tết cũng có người cao, người thấp phụ thuộc vào năng suất lao động được ước lượng bởi bộ phận nhân sự. Nhiều khi mức thưởng được đo bởi công cụ, song bộ công cụ đó đôi khi cũng được thiết lập bởi cảm tính con người.
Nên, quãng thời gian này, tôi nhớ, ngoài chuyện làm việc, tất niên năm Âm lịch, tân niên năm Dương lịch, thưởng Tết cũng là chủ đề xì xào khắp nơi. Thông tin và những lời đồn đoán cũng như chắp nối tình hình làm ăn để kỳ vọng vào khoản thu cuối năm làm nhiều người đứng ngồi không yên.
Khi có kết quả thưởng Tết, luôn có người vui, người buồn, người tủi thân trong những ngày cuối năm. Cũng bởi xác định thưởng Tết là “một khoản” nên thưởng Tết dường như mất tương đối nhiều năng lượng và thời gian của người lao động.
Rồi tôi làm việc ở một công ty nước ngoài. Lúc phỏng vấn việc làm, ngoài chuyện năng lực cá nhân người lao động, cũng như chế độ công ty, chúng tôi dành nhiều thời gian bàn về thu nhập. Tôi khá bất ngờ là câu hỏi đặt ra của bộ phận tuyển dụng là mức thu nhập kỳ vọng trong năm.
Tôi đưa ra một con số, công ty đồng ý. Và chúng tôi tiếp tục bàn bạc xem khoản tiền ấy sẽ chia cho 12 tháng hay 13 tháng. Nhân sự nói rất rõ là bình thường sẽ là 12 tháng. Nhưng với thị trường châu Á, một vài nơi có đặc thù thưởng Tết (Âm lịch) nên họ nghĩ ra một giải pháp kỹ thuật là chia con số ra 13 tháng. Ngoài 12 tháng làm việc, tôi nhận thêm 1 tháng lương thứ 13. Thực chất đây vẫn là số tiền trong tổng số tiền lương một năm tôi đã đàm phán nhưng họ muốn dàn trải ra để tâm lý tôi đỡ xao động những ngày này.
Tôi làm ở đây đã được 3 năm. Tất cả lương, thưởng nhận đều. Từ dịp tăng lương chống trượt giá tới lương tháng thứ 13, làm thêm giờ,... tất cả các con số đều minh bạch với tôi mỗi khi đặt bút ký gia hạn hợp đồng. Và tôi không phải mất thêm phút giây nào lăn tăn về thưởng Tết hay các khoản thu khác.
Bạn tôi cũng làm cho một công ty Game lớn của nước ngoài có trụ sở ở Việt Nam. Công ty này "bản địa hóa" tương đối mạnh nên họ có thưởng Tết đúng vào dịp Tết Âm lịch, mức thưởng khoảng từ 3 đến 6 tháng lương. Con số tương đối "khủng" vì mức lương ngành Game vốn đã rất cao.
Nhưng bạn tôi cũng được quán triệt rất rõ khi phỏng vấn việc làm. Rằng, hãy yêu cầu mức lương phù hợp với năng lực và sở nguyện, các khoản thưởng thêm có thì tốt, không có thì thôi, đừng kỳ vọng.
Việc nói rõ từ đầu này làm tâm lý bạn tôi và cộng sự của cậu ấy tương đối thoả mái khi đón nhận các thông tin về thưởng Tết. Họ tự thấy những khoản tiền họ cần đều đã được trả tương xứng trong lương. Còn nếu công ty làm ăn tốt, họ sẽ được thêm một khoản.
Rất khó để kiểm soát lòng tham, bởi có rồi muốn có nữa. Nhưng chí ít, việc nói rõ từ đầu, minh bạch rõ ràng các khoản thu và tâm thế nhận tiền đã giúp chúng tôi rất nhiều để không phải "đứng ngồi" về thưởng Tết.
Muốn làm được điều này, có lẽ, bên đầu tiên cần thay đổi tư duy là bên sử dụng lao động. Họ cần nói rõ ngay khi phỏng vấn việc làm và trả sòng phẳng ngay từ lương. Bằng không, nếu vẫn mang thưởng Tết ra như chiếc bánh vẽ để thúc đẩy người lao động làm việc hơn mức lương họ nhận thì ra Tết, nhân sự bỏ việc rào rào, biết trách ai được!
![]() Thưởng Tết cho công nhân luôn là vấn đề được mong chờ trong dịp cuối năm. Kết quả thưởng Tết phụ thuộc vào nhiều yếu ... |
![]() Với nhiều công nhân nếu không có thưởng Tết coi như không có Tết và họ cũng đang ngóng tiền thưởng từng ngày. |
![]() Ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19 khiến ngành Du lịch tại Đà Nẵng rơi vào khó khăn, hàng nghìn người lao động phải chật ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
