Trưởng khoa Cấp cứu Trưng Vương - một trong những bệnh viện hàng đầu ở TP. HCM đã trả lời như thế trong tình trạng máy móc chắp vá, Khoa Cấp cứu không có X-quang cho người bệnh, nhân viên y tế rời bỏ bệnh viện, điều kiện tối thiểu không đáp ứng được, …
Nhưng Trưng Vương không phải là bệnh viện duy nhất ở nước mình đang khó khăn như vậy, lúng túng như thế. Ở Bạch Mai, bệnh viện cũng vào loại đầu bảng quốc gia, giám đốc cho hay “Trang thiết bị thiếu, bệnh viện thay đổi ca kíp, sáng sớm phải chụp chiếu cho người bệnh ngoại trú, buổi chiều và đêm dành cho bệnh nhân nội trú. Bác sĩ đi sớm về khuya, kể cả cuối tuần, nhưng không có tiền tăng thêm, nhân viên không an tâm làm việc”.
Những tiếng kêu như trên, tế nhị nhiều, thằng thắn cũng không ít và không còn kiêng nể gì nữa cũng đã có. Tuy nhiên, cho đến nay, hơn nửa năm từ lúc thuốc thiếu, trang thiết bị vướng đủ thứ không có hoặc chưa dùng được và thu nhập của nhân viên y tế ngày càng sa sút thì mọi thứ chẳng cải thiện được mấy. Người ta bảo vướng cơ chế, phải sửa luật và cũng có lãnh đạo cho hay người thực thi lo sợ trách nhiệm rồi đùn đẩy né tránh!
![]() |
Ảnh minh họa. Nguồn: laodong.vn |
Cũng như cảnh người Hà Nội đêm qua xếp hàng rồng rắn, thức khuya để sáng mai có xăng mà còn đi làm, kiếm sống, sinh hoạt, … rồi chỉ có người dân, bệnh nhân là chịu thiệt thòi khi nhiều thứ đột nhiên thiếu thốn đáng buồn. Sửa cơ chế, thay thế quy định và cả không làm đứng sang một bên cũng chưa thể dẹp bỏ ngay vấn nạn đang vô cùng bức xúc ấy.
Đành rằng mọi thứ phải có quy trình, cần thời gian, đúng theo luật pháp. Nhưng mọi thứ cũng đều do con người tao ra, tại sao lại thay đổi chậm như thế? Không ít lãnh đạo bệnh viện thẳng thắn rằng thời kỳ dịch Covid-19 có những điều không ngờ trước, không có tiền lệ. Vì thế cần những chính sách, chế độ không có tiền lệ để phục hồi lại ngành Y tế. Ngay cả điều kiện tối thiểu nhất mà bệnh viện cũng không đáp ứng được, “giống như mặc một cái áo quá đẹp nhưng mà bên trong rỗng ruột". Rồi hậu quả sẽ thế nào, không khó để nhận ra ngay từ bây giờ.
Chứng khoán đang lao đao, trái phiếu của nhiều DN vẫn chưa ổn, không ít ngành nghề vẫn còn quá nhiều khó khăn, … Đấy là điều khó tránh khỏi khi thế giới vẫn đang bất ổn và kinh tế chịu tác động mạnh từ bên ngoài. Nhưng “xăng như máu” và tính mạng bệnh nhân là trên hết luôn được xem là mục tiêu hàng đầu thì không thể cứ chờ hay đợi thêm. Lý do đã thấy, nguyên nhân đã đủ, hành động đã có, thực thi đã nhiều nhưng kết quả dường như không như ý và chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội.
Chiều tối qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa yêu cầu Bộ trưởng Bộ Công thương giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu xăng dầu cục bộ, đảm bảo minh bạch, hiệu quả. Không ít lần lãnh đạo Chính phủ và cấp cao cũng chỉ đạo ngành Y dù thế nào cũng không để người bệnh nguy nan và sớm cải thiện tình hình. Đó là điều mà người dân cũng đang mong chờ, bởi mọi thứ đầy đủ thì “ không ai chết” và tất cả đều an tòan, cũng chẳng ai còn thức đêm đợi xăng hay nằm viện chờ thuốc…
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết, bạn có thể mời tác giả Hà Phan một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. "Buy me a coffee" Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Hà Phan bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Hà Phan". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
![]() Chiều tối 10/10, Bộ Công thương phát thông tin khẳng định, hiện tượng một số doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đóng cửa tại TP.HCM, ... |
![]() "Khắc phục tình trạng thiếu thuốc, ai không dám làm thì xin nghỉ, đứng sang một bên!". Hôm qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh ... |
![]() Nguyên tắc của chính sách bảo hiểm bắt buộc là phải xem xét tương quan giữa lợi ích và chi phí. Khi chi trả cao ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
