![]() |
Trạm Y tế phường Hiệp Phú, TP. Thủ Đức chỉ có tủ thuốc cấp cứu còn tủ thuốc Bảo hiểm y tế đã ngưng từ lâu. Ảnh: HẢI YẾN |
Cũng trong sáng 22/6, khi trò chuyện về đề tài này, một bác sĩ ở bệnh viện đa khoa tỉnh nơi tôi sống cũng đã phàn nàn: "Bác sĩ cũng áy náy vì muốn điều trị cho bệnh nhân nhưng thiếu thuốc, thiếu máy móc. Chẳng hạn bệnh nhân bị bệnh về động mạch vành, vì bệnh viện không có thiết bị y tế phải ra mua ngoài, giá cao hơn nhiều triệu đồng, tội cho bà con quá! Và điều này chỉ làm giàu cho các đơn vị kinh doanh thuốc, trang thiết bị y tế".
Đây là tình trạng chung trong toàn quốc thời gian gần đây, sau những sự cố Việt Á gây nên khiến nhiều lãnh đạo bệnh viện không còn mạnh dạn trong đấu thầu. Chính Bộ Y tế cũng đã chỉ ra một số nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân quan trọng nhất mà báo chí đã thông tin:
Nguyên nhân chính là do tâm lý lo ngại, sợ sai, sợ bị thanh tra, kiểm tra, do vậy không dám làm, không dám đấu thầu, mua sắm của một số địa phương và đơn vị, mặc dù Bộ Y tế và Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố đã thực hiện việc phân cấp thẩm quyền mua sắm, giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị.
Một số địa phương giao cho các đơn vị chủ động tự đấu thầu, thay vì đấu thầu tập trung như trước, nhưng các đơn vị vẫn tỏ ra lúng túng hoặc e ngại trong tổ chức thực hiện. Một số doanh nghiệp, nhà cung cấp cũng e ngại trong việc cung ứng hàng hóa cho các đơn vị công do liên quan đến giá chưa hợp lý, thủ tục đấu thầu, thủ tục thanh toán phức tạp, khó khăn.
Nhưng còn những lý do khác nữa mà người trong cuộc đã có ý kiến cũng cần chỉ ra. Chẳng hạn như trong một thời gian dài không công khai giá trang thiết bị y tế nên nhiều loại bị kê khống giá, đội giá vô tội vạ, hậu quả là bệnh nhân và gia đình của họ phải chịu, quỹ Bảo hiểm y tế cũng bị ảnh hưởng, tác động xấu đến quyền được chăm sóc sức khỏe của người dân. Nhưng công khai giá trang thiết bị y tế cũng không nên máy móc mà cần xem xét cụ thể. Ví dụ sáng thuốc giá khác, chiều đã giá khác, bệnh viện muốn đấu thấu phải làm lại hồ sơ từ đầu...
Muốn đẩy nhanh việc khắc phục thiếu thuốc và trang thiết bị y tế ở các bệnh viện, theo chúng tôi, trước hết cần phải thực hiện nhanh mấy điều cơ bản:
Một là: Cần một chỉ đạo khẩn trương, khả thi từ Bộ Y tế về việc mua sắm này, có sự tham gia chỉ đạo phối hợp của các tỉnh, thành theo đúng quy định của pháp luật, tất cả đều phải công khai, minh bạch tối đa để tránh việc trục lợi và cũng phân rõ trách nhiệm cơ quan, cá nhân.
Hai là: các bệnh viện cần chủ động để có sớm nhất kế hoạch mua sắm thuốc và trang thiết bị y tế, cái gì mua trước, cái gì mua sau, mua bao nhiêu, vì sao phải mua, việc mua tiến hành ra sao... để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Xã hội cũng yêu cầu Chính phủ có một chỉ đạo quyết liệt về vấn đề này và xử lý nghiêm những đơn vị, cá nhân cố tình không thực hiện hoặc thực hiện chậm trễ, thực hiện không hiệu quả. Không thể để tình trạng bệnh nhân kêu ca trên diện rộng vì thiếu thuốc và trang thiết bị y tế kéo dài, hoặc phải mua với giá đắt, làm giàu cho các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh ngành Dược nhờ "đục nước béo cò". Người dân đang mong chờ một bộ máy liêm chính và kiến tạo, bắt đầu những cải cách từ ngành Y tế, đặc biệt là sau khi đại dịch Covid - 19 bước vào giai đoạn ổn định, đất nước đang khẩn trương, tích cực để sớm hồi phục, phát triển.
Nếu bạn thấy bài viết hay, bổ ích, có thể ủng hộ Phạm Xuân Dũng một "ly cà phê" để tác giả viết nhiều bài hay hơn nữa phục vụ bạn đọc. Để mời tác giả "ly cà phê" qua MoMo, bạn đọc ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR của MoMo. "Buy me a coffee"
Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Phạm Xuân Dũng bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Phạm Xuân Dũng".
|
![]() Bệnh viện (BV) thiếu thuốc và vật tư y tế trầm trọng, đặc biệt là các loại thuộc Bảo hiểm y tế đang là chuyện ... |
![]() Thuốc giả đã vào bệnh viện thật, thuốc thật đã bị làm giả, một thực tế đau lòng cực kì khó chối cãi. |
![]() Bệnh viện Phụ sản Trung ương vừa bị bệnh nhân phản ánh rằng các nhân viên y tế Bệnh viện này "ép" mua sữa khi ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
