![]() |
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại phiên họp Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19. Ảnh: chinhphu.vn |
Không riêng gì ngành Y mà nhiều ngành khác cũng đang cần tinh thần như vậy trong lúc phải chung tay, đồng lòng như thế này.
Đây không phải là lần đầu, người đứng đầu Chính phủ hay lãnh đạo cấp cao nêu rõ quan điểm như thế khi mà thuốc men, trang thiết bị vật tư y tế thiếu thốn tràn lan trên cả nước hơn nửa năm qua.
Biện hộ do quy chế, biện minh cho quy định hay muôn vàn lý do "abcd" nào đó cũng không thể che hết được có phần của nguyên nhân không ít cán bộ ngại trách nhiệm, đùn đẩy cho nhau và an toàn cho cái ghế. Đấy là chưa kể nghi ngờ rằng có chăng “dỗi hờn” sau hàng loạt vụ án lớn liên quan đến ngành này mà ngay cả cựu Bộ trưởng cũng dính dáng?
Xăng dầu cũng đang trong tình trạng như thuốc men khi mà không đổ lỗi cho nhau thì các bộ liên quan lại viện dẫn đủ thứ khó khăn hiện tại, bất cập đã lâu và quy định đã lỗi thời.
Rồi cũng 6 tháng đã qua, ở nhiều nơi xăng đã chuyển từ “chỉ thiếu cục bộ” như lời Bộ trưởng Bộ Công thương đã xuất hiện trên “cục gạch” ở lề đường hai thành phố lớn nhất nước. Bao nhiêu cuộc họp, hàng loạt chỉ đạo, không ít biện pháp trên bàn họp để rồi ngay thứ Hai đầu tuần vẫn khó đổ xăng như cũ!
Giờ đây, dân chúng, doanh nghiệp và quốc gia chỉ nhìn vào hiệu quả mang lại, thực thi mang tới chứ không phải những tuyên bố hào nhoáng, quyết liệt trên bàn mà xăng ngoài cây xăng vẫn thiếu thốn, thuốc trong bệnh viện vẫn rất khó để mua. Làm không được hoặc không dám làm, chỉ biết tiện hay an toàn cho mình mà thiệt hại, trì trệ cho tất cả thì đúng là nên đứng sang một bên và xin nghỉ để tốt cho đất nước.
Các chương trình trọng điểm, dự án quan trọng chậm trễ, giải ngân vốn đầu tư công nhỏ giọt, chính sách tốt nhưng thực hiện ì ạch… là hậu quả của sức ì và trách nhiệm thiếu thốn của không ít công chức, viên chức.
Cùng với khó khăn hiện tại đang dồn lại khi thế giới còn bất ổn, kinh tế toàn cầu còn trì trệ thì thái độ làm việc, trách nhiệm công chức như thế sẽ là rào cản khá lớn để quốc gia thoát nhanh khỏi những chông gai đang gặp.
Lối mòn công chức chỉ làm cho xong việc và thói quen “sáng cắp ô đi tối cắp về” cùng sự trì trệ kéo dài mặc cho núi việc ùn ứ, người dân chờ đợi, cấp trên sốt ruột… đang cần những liều thuốc mạnh, giải pháp thẳng thắn.
Rất khó để kêu gọi mãi ngoài việc để những vị như thế đứng sang một bên, thậm chí nghỉ cho người khác làm. Nỗi lo rời nhiệm sở hết lấy ai làm nên nhường chỗ cho “anh đi lại có chị vào” chứ không thể cứ ngồi ì đấy chẳng làm gì, bởi đó cũng là một cách gây hại cho công việc chung.
Sáu tháng xăng dầu chập chờn, dân chúng bức xúc, doanh nghiệp thiệt thòi. Hơn nửa năm có khi tìm một viên thuốc đặc trị cũng không có, thậm chí đến nhiều thứ thông thường cũng khan hiếm. Đấy là chưa kể hàng loạt dịch vụ công, đầu tư từ vốn ngân sách hay các dự án lớn, công trình quan trọng cứ đủ lý do để ì ạch.
Đã quá lâu để chịu đựng như thế, đã quá đủ để chấp nhận như vậy và đã đến lúc “xin nghỉ, đứng sang một bên” càng sớm càng tốt để giúp bộ máy vận hành trơn tru hơn.
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết, bạn có thể mời tác giả Hà Phan một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. "Buy me a coffee"
Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Hà Phan bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Hà Phan". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
![]() Một tay bóp cổ bác sĩ, một tay cầm điện thoại quay clip, miệng xa xả chửi bới là những hình ảnh ghi lại được ... |
![]() Buổi lễ khai mạc kỳ thi nâng ngạch công chức, thăng chức danh nghề nghiệp viên chức năm 2022 của Bộ Y tế tổ chức ... |
![]() Chuyện ông Nguyễn Đình Khanh, 47 tuổi quê ở huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam "chết đi sống lại" khiến báo chí và dư luận ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
