Đáng nói, sau đó, thay vì lên án, hàng loạt những bình luận “cảm thông” và những thuyết âm mưu bủa vây nạn nhân - ở đây là bác sĩ Bệnh viện Nhân dân Gia Định.
![]() |
Ông V.Q.B (ngụ tại quận Bình Thạnh) hành hung bác sĩ đã bị công an mời lên làm việc. Ảnh: Báo Công an TP.HCM |
Cụ thể, con ông V.Q.B. (ngụ tại quận Bình Thạnh) bị hóc xương, được đưa tới Khoa Cấp cứu của bệnh viện. Sau khi thăm khám, bác sĩ ghi nhận tình trạng cháu ổn định, không nghiêm trọng, khẩn thiết tới tính mạng. Bác sĩ chỉ định cháu ngồi chờ nội soi gắp xương.
Tại Khoa Cấp cứu, những bệnh nhân đang nguy kịch hơn sẽ được ưu tiên để đảm bảo an toàn tính mạng. Nên sau khi kiểm tra lâm sàng, quyết định của bác sĩ là dễ hiểu và hoàn toàn đúng với trình tự cứu người.
Tuy nhiên, khi bố cháu bé hay tin cháu bị “xếp sau”, người đàn ông lập tức xông vào tranh cãi. Đỉnh điểm, ông đã bóp cổ bác sĩ trước sự chứng kiến của đồng nghiệp nạn nhân, bệnh nhân và quan trọng là cả con gái ông B. Đó là một hình ảnh nóng nảy xấu xí đáng lên án, thậm chí, đáng bị xử phạt để đảm bảo trật tự nơi khám chữa bệnh.
Khi hình ảnh sự việc lan truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, bên cạnh những quan điểm lên án ông B., nhiều ý kiến đã khiến giới y khoa sững sờ. Cụ thể, các quan điểm cho rằng ông B. xót con nên đã không kiềm chế được, điều này đáng thông cảm hơn trách cứ. Hay, những thuyết âm mưu về việc “có lửa mới có khói”, “không đưa tiền cho bác sĩ nên bị xếp sau”... đã bôi nhọ, tấn công thêm một lần nữa bác sĩ P.H.T. - nạn nhân của vụ việc.
Hàng loạt chuyên gia y tế, bác sĩ đã đăng đàn chỉ trích cùng với nhiều niềm xót xa, phẫn uất nghề nghiệp. Bác sĩ Đặng Quỳnh Như, công tác tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 chia sẻ với Báo Dân Trí rằng, nhân viên y tế luôn phải đối mặt với khả năng một ngày nào đó mình có thể trở thành nạn nhân. Qua sự việc của bác sĩ T. cùng với phản ứng tiêu cực của người dân "chĩa mũi dùi" về phía nạn nhân. Điều này sẽ làm rất nhiều nhân viên y tế cảm thấy chán nản.
Bác sĩ Như cũng cung cấp những thông tin đáng chú ý: Theo quy định chỉ được 115.000 đồng (người lao động thường trực 24/24 giờ được hưởng mức phụ cấp 115.000 đồng/người/phiên trực đối với bệnh viện hạng I, hạng đặc biệt), thêm 15.000 đồng tiền ăn. Những con số đã nói lên tất cả bức tranh y tế suốt thời gian vừa qua. Các bác sĩ đang ở lại, lao động chân chính không mảy may có động lực nào khác ngoài tự tôn nghề nghiệp cũng như sự trao gửi tình cảm của người dân với họ.
Vậy nên, việc “bóp cổ bác sĩ” cùng những dòng bình luận như “dao chém đá” của người dùng mạng xã hội khiến đội ngũ y, bác sĩ cảm thấy cay đắng là rất dễ hiểu.
Cá nhân người viết, độ dăm bảy năm gần đây luôn phải lên viện chăm sóc người thân ở hầu hết các bệnh viện lớn tại Hà Nội. Và tôi có thể khẳng định bằng trải nghiệm cá nhân, chuyện bác sĩ “vòi tiền” hay “đưa phong bì” để khám sớm không còn nữa. Ngay cả việc sau khi bệnh nhân điều trị xong, người nhà muốn cảm tạ bác sĩ bằng túi hoa quả, bác sĩ cũng “kiểm tra” rất kỹ. Họ chỉ nhận khi giỏ hoa quả không có tiền, dù đã xong việc, dù chỉ là thay cho lời cám ơn!
Ngành Y đã và đang trải qua các cuộc đại phẫu "VN Pharma hay Việt Á". Song, các cuộc “tiểu phẫu” liên quan tới tham nhũng vặt của đội ngũ y, bác sĩ với người dân đã thành công thấy rõ. Điều này cần ghi nhận. Và người nhà bệnh nhân dù sốt ruột, dù nhiều bức xúc liên quan tới các "đại án" hay những câu chuyện quá khứ cần phân biệt sòng phẳng.
Đừng để những bác sĩ phải sống với mức hỗ trợ ăn trưa 15 ngàn đồng nhận lại những cái "bóp cổ" hay lời mai mỉa “vòi tiền”. Đừng bắt họ phải khăn gói rời ngành hay rời khỏi hệ thống công vốn hỗ trợ đa số người dân. Đừng nhìn một chiều về những mặt trái mà phủ nhận những thành tựu liên quan tới chống tham nhũng của ngành.
Những người trong ngành Y lúc này, hơn lúc nào hết, cần nhận được sự cảm thông, chia sẻ và cả sự hỗ trợ thực tế kịp thời. Bệnh nhân và người nhà bệnh nhân luôn ở trong trạng thái căng thẳng khi ở viện nhưng cũng cần hiểu cho các bác sĩ và quy trình đảm bảo sinh mạng cho tất cả.
Vào phòng cấp cứu thì ai cũng sốt ruột. Song khi cảm xúc bột phát thành hành động thì hành động đó phải được ngăn chặn, lên án và cả xử lý nghiêm để đảm bảo an toàn và nhân phẩm của những người thầy thuốc.
Không một lý do nào có thể bào chữa cho những hành động bạo lực xấu xí.
Nếu bạn đồng tình với góc nhìn trong bài viết thì có thể mời tác giả Mỹ Anh một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. "Buy me a coffee"
Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Mỹ Anh bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Mỹ Anh".
|
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
