Thu nhập của sĩ quan, thuyền viên năm 2021 tăng 30% |
![]() |
Hình ảnh diễn tập xử lý tình huống khẩn cấp tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định. Ảnh: Sở Y tế TP.HCM |
Có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng đến quyền của người hành nghề
Vào ca trực lúc 21 giờ ngày 27/7, bác sĩ P.H.T. (Khoa Cấp cứu Bệnh viện Nhân dân Gia Định) bị người nhà bệnh nhân to tiếng, quát tháo, ép vào tường và tấn công trong ca trực.
Theo Bệnh viện Nhân dân Gia Định, vào thời điểm đó, một bé gái 10 tuổi bị hóc xương được chuyển đến Khoa Cấp cứu của Bệnh viện. Sau khi thăm khám, bác sĩ ghi nhận sinh hiệu bình thường, trẻ không khó thở, cảm thấy nuốt vướng và đau.
Bác sĩ T. dặn trẻ ngồi chờ và liên hệ bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng nội soi gắp xương cho bé. Khoảng 5 phút sau, khi bác sĩ T. đang ngồi xem phim CT và X-quang của các trường hợp cấp cứu khác (nhiều trường hợp cấp cứu), đột nhiên một người tự xưng là bố của bé gái đi vào la hét.
Tuy bác sĩ có giải thích về tình trạng của bé nhưng người này "không đồng ý chờ đợi". Người này bất ngờ xông vào hành hung, đẩy bác sĩ vào tường, tấn công và quay clip. Thấy vậy, các đồng nghiệp đã kéo ra nhưng người này quyết xông lên hành hung tiếp, bảo vệ của Bệnh viện sau đó có mặt can ngăn.
Trước sự việc trên, ông Nguyễn Trọng Khoa - Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh nhận định, đây là hành vi có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng đến quyền của người hành nghề, gây tổn hại về thể chất, tinh thần và danh dự của bác sĩ trực tiếp hành nghề cùng các nhân viên y tế khác.
![]() |
Bệnh viện Nhân dân Gia Định - nơi xảy ra vụ bác sĩ bị người nhà bệnh nhân hành hung. Ảnh: TL |
Sự việc này đồng thời gây mất an ninh, an toàn và trật tự tại nơi khám chữa cấp cứu; ảnh hưởng xấu đến tâm lý và thời gian khám chữa bệnh cho các bệnh nhân khác.
Từ sự việc này, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh đề nghị Sở Y tế TP.HCM sớm tiến hành xác minh vụ việc; phối hợp với Công an TP.HCM điều tra, đề xuất hướng xử lý nghiêm hành vi sai phạm. Sở Y tế TP.HCM cần kịp thời động viên đối với bác sĩ hành nghề, chịu ảnh hưởng trực tiếp từ vụ hành hung nói trên.
“Trở thành bác sĩ từng là ước mơ của nhiều người. Tuy nhiên, ở hiện tại, nhiều nhân viên y tế đắn đo khi hướng nghiệp cho con. Bởi lẽ, hành trình học tập kéo dài, vất vả, thu nhập không cao, cường độ làm việc và áp lực công việc nặng nề, tình trạng bạo hành nhân viên y tế vẫn tiếp diễn. Đây là rào cản để không ít người trẻ có năng lực ngần ngại đến với nghề Y. Vụ việc bác sĩ bị người nhà bệnh nhân bóp cổ ở Bệnh viện Nhân dân Gia Định cho thấy tình trạng hành hung nhân viên y tế chưa hạ nhiệt” - BS Nguyễn Thị Hảo (Bệnh viện Đa khoa huyện Hoài Đức) chia sẻ.
Đề nghị có quy định cụ thể về các biện pháp bảo vệ nhân viên y tế
Theo Công đoàn Y tế Việt Nam, tính từ đầu năm 2021 đến 6 tháng đầu năm 2022 có tổng số 9.397 viên chức y tế xin thôi việc, bỏ việc. Trong đó, 8.620 viên chức y tế thuộc quyền quản lý của các Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; 777 viên chức y tế thuộc quyền quản lý của các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Y tế.
Tại báo cáo này, Công đoàn Y tế Việt Nam đã chỉ ra 8 nguyên nhân dẫn đến viên chức y tế xin thôi việc, bỏ việc. Trong đó có nguyên nhân: Từ khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát đến nay, cường độ làm việc của nhân viên y tế rất lớn. Nhân viên y tế hầu như không có ngày nghỉ. Họ làm việc với cường độ cao trong thời gian kéo dài, đặc biệt là ở những địa phương có dân số lớn như TP.HCM và một số tỉnh phía Nam.
Mặt khác, do môi trường làm việc nguy hiểm, nguy cơ mắc bệnh cao, thậm chí ảnh hưởng tính mạng nên tâm lý, động lực làm việc của nhân viên y tế bị ảnh hưởng sâu sắc.
![]() |
Một tình huống diễn tập xử lý tình huống khẩn cấp về an ninh, trật tự khác của Bệnh viện Nhân dân Gia Định. Ảnh: Sở Y tế TP.HCM |
Cán bộ, viên chức y tế thường xuyên chứng kiến sự ốm yếu, đau đớn của người bệnh, áp lực rất lớn từ người nhà bệnh nhân. Thậm chí, một số nhân viên y tế còn chịu những hành động đe doạ, bạo lực cả về thể chất và tinh thần (đơn cử sự việc bác sĩ bị người nhà bệnh nhân hành hung). Nhân viên y tế có tâm lý hoang mang, lo sợ khi hành nghề, giảm sự nhiệt tình trong hoạt động nghề nghiệp.
Về lâu dài, Công đoàn Y tế Việt Nam kiến nghị Chính phủ có quy định cụ thể về các biện pháp bảo vệ nhân viên y tế, xử lý nghiêm minh các hành vi bạo hành nhân viên y tế…
![]() Đại hội Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội năm 2022 vừa kết thúc thì lại bùng nổ sự bức xúc trong dư ... |
![]() Hôm nay là ngày 27/7, kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh, Liệt sĩ và dịp kỷ niệm 50 năm sự kiện 81 ngày đêm ... |
![]() Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa yêu cầu các trường trong hệ thống khắc phục tình trạng dạy học nặng về thuyết giảng, ... |
Tin mới hơn

“Thay” tư duy - “đổi” vận mệnh

Bất cập chính sách khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy ở vùng đặc biệt khó khăn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo
Tin tức khác

Biến phế phẩm thành “vàng” – sáng kiến của người cán bộ yêu nghề

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Nghị quyết 57: Người lao động có cơ hội “thăng hoa” cùng thời đại số

“Kênh ba bên” - mô hình đối thoại cần thiết trong nền kinh tế thị trường
