|
Đầu đuôi sự việc là như sau. Trong hai ngày 26 và 27/7/2022, tại Hà Nội, đã diễn ra Đại hội Đại biểu lần thứ 13 Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội với khoảng 800 đại biểu và 30 khách mời. Sáng 27/7, ngày Đại hội chính thức, có chương trình ca nhạc chào mừng tại Nhà hát Âu Cơ (số 8 Huỳnh Thúc Kháng, Hà Nội). Tiết mục thứ ba của chương trình ca nhạc là Hợp xướng “Sau lời tuyên thệ” của nhạc sĩ Lân Cường.
Lời bài hát có đoạn như sau: “Hai mươi tuổi con bước chân vào đội ngũ. Mắt long lanh đứng tuyên thệ dưới cờ. Nắm tay giơ lên nhìn búa liềm rực rỡ. Nguyện đời con theo lý tưởng Bác Hồ. Con ơi gian khó cuộc đời không đợi từ phía trước. Manh nha ngay chính trong mình, lẩn khuất ngày đêm. Rồi bùng lên giông tố, giằng xé trong ta niềm tin. Chờ lòng trung kiên mong manh. Buông mình bay theo thiêu thân. Tiền bạc hư danh cám dỗ đã quật ngã biết bao đồng chí…”
Khi dàn hợp xướng hát đến đoạn câu hát “tiền bạc hư danh cám dỗ đã quật ngã biết bao đồng chí…” thì tác giả ca khúc và đạo diễn chương trình đã sử dụng hình ảnh của nhiều cán bộ cao cấp đang vướng vòng lao lý để minh hoạ trên màn hình chính của sân khấu.
Là một đại biểu dự Đại hội, là người trực tiếp nhìn thấy các hình ảnh minh hoạ nói trên, nữ nhà văn Xuân Ban đã viết trên trang facebook của mình: “Tôi vẫn bảo vệ quan điểm của mình, bài hát rất có sự kiên định chính trị với sự minh hoạ bám rất sát chủ đề tuy có hơi sống sượng, rất phù hợp vào các dịp tổng kết cuối năm của ngành Công an hoặc của ngành Tư pháp…, chứ không phải để hát trong Đại hội của văn nghệ sĩ Thủ đô như thế.”
Còn cựu Đại tá Công an, nhà văn Như Phong thì viết sáng nay, cũng trên trang facebook của mình: “Nếu đó là một bộ phim tài liệu nói về công tác xây dựng Đảng thì việc đưa hình ảnh cũng như nhưng hành vi phạm tội của cá nhân thì là việc bình thường. Nhưng đây là một bài hát mà lại đưa hình ảnh của cán bộ ra bêu riếu, sỉ nhục trong một Đại hội về văn học nghệ thuật thì đó là điều không chấp nhận được. Kể cả việc Ban Tổ chức duyệt cho đưa tiết mục này và các hình ảnh đó cũng chứng tỏ sự thấp kém về tay nghề xử lý các thủ pháp sân khấu, nếu không muốn nói là sự dễ dãi về ý thức chính trị và văn hoá. Người ta có tội thì đã có pháp luật xử lý. Đằng này, đưa hình ảnh người ta ra để nhục mạ, đó là việc làm hạ đẳng…”
Ngay sau khi thấy dư luận xôn xao bức xúc về việc sử dụng các hình ảnh để minh hoạ cho bài hát của mình, nhạc sĩ Lân Cường đã có lời chia sẻ với báo chí: “Những người nào đưa hình ảnh minh họa trong bài hát của tôi lên mạng xã hội nhưng lại không đưa kèm với lời của bài hát rõ ràng có ý xấu muốn bóp méo sự thật, bôi nhọ danh dự là nhạc sĩ của tôi”.
Nhạc sĩ Lân Cường giải thích, bài “Sau lời tuyên thệ” là tiết mục nằm trong hợp xướng được trình diễn tại Đại hội Hội liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội năm 2022. Bài hát được phổ từ bài thơ “Lời tuyên thệ” của nhà thơ Lê Cảnh Nhạc.
Khi phổ nhạc cho bài "Lời tuyên thệ", nhạc sĩ Lân Cường đã thêm từ chữ "sau" vì theo ông, sau lời tuyên thệ đã có nhiều đảng viên không giữ trọn lời tuyên thệ của mình để cho tiền bạc, hư danh, cám dỗ, đã quật ngã biết bao đồng chí trên dọc đường đi những ngày qua, đó là thực tế đau xót.
Nhạc sĩ Lân Cường cho rằng, âm nhạc ca ngợi cái đẹp của cuộc sống, nhưng âm nhạc cũng đồng thời phải có tiếng nói đấu tranh với những điều sai trái. Trong một Đại hội của văn nghệ sĩ Thủ đô, bản hợp xướng này được trình bày không có gì sai trái khi Đảng ta đang đẩy mạnh chống nạn tham nhũng.
“Bài hợp xướng như một lời cảnh tỉnh cho tất cả Đảng viên không trừ một ai”, nhạc sĩ Lân Cường nói. Chính vì thế, việc đưa ảnh các nhân vật đang vướng vào vòng lao lý theo nhạc sĩ là để dẫn chứng về những đảng viên sa ngã, đồng thời sau đó phải lấy đấy làm gương.
Ông Lân Cường cũng cho biết, để tránh sự hiểu lầm, tránh để bị lợi dụng bởi những người có ý đồ xấu làm ảnh hưởng tới tâm huyết của mình cũng như ý nghĩa đấu tranh trực diện của bài hát, ông sẽ biên tập và chỉnh sửa phần minh họa này.
Cá nhân người viết bài này thì chỉ muốn trao đổi cùng nhạc sĩ Lân Cường một việc nhỏ. Để minh hoạ cho một ca khúc thì có rất nhiều thủ pháp sân khấu, trong đó có thủ pháp ước lệ. Ông và đạo diễn sân khấu có thể dùng tranh vẽ chân dung biếm hoạ, hoặc dùng hình ảnh thật nhưng làm mờ khuôn mặt. Thậm chí, nếu ông muốn để khán giả dễ dàng nhận diện ra được các gương mặt cán bộ cao cấp đã vướng vòng lao lý, thì ông chỉ việc sử dụng thêm 2 gạch chéo đỏ đè lên các chân dung đen đó là xong.
Báo chí trong và ngoài nước đều thường xuyên sử dụng gạch chéo như thế khi gặp tình huống cần phải để lộ diện chân dung tội phạm với bạn đọc, giá như nhạc sĩ Lân Cường cũng cân nhắc dùng gạch chéo trên những hình ảnh minh họa đó cho ca khúc của mình thì chắc đã không gây ra một sự ồn ào bức xúc không đáng có từ phía khán giả và từ chính các văn nghệ sĩ Thủ đô .
Làm nghệ thuật luôn gặp phải rất nhiều “giá như”, vì vậy cũng luôn kèm theo những chê trách, tiếc nuối, bức xức trong tâm tư và nguyện vọng của những người được thưởng thức nghệ thuật. Tôi nghĩ đây là một điều cần lưu ý của không chỉ nhạc sĩ Lân Cường và các cộng sự của mình trong vụ việc ồn ã đáng tiếc này.
Nếu đồng tình với góc nhìn trong bài viết thì bạn có thể mời tác giả An Vinh một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. "Buy me a coffee"
Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả An Vinh bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả An Vinh".
|
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
