![]() |
Ông Nguyễn Đình Khanh đang được bác sĩ thăm khám. Ảnh: Báo Công Thương. |
Ông Khanh đi làm ăn ở TP.HCM, không may bị bệnh tim, đưa vào Bệnh viện Nguyễn Tri Phương của thành phố này. Theo lời vợ ông Khanh thì có lúc ông ngừng thở khoảng 10 phút, vào Bệnh viện này thì được các bác sĩ ở đây sơ cứu khi ông đã ngừng thở khoảng 45 phút.
Bà Nguyễn Thị Lan Phương, vợ ông Khanh kể lại: "Trên đường vào Bệnh viện, chồng tôi bị tắt thở khoảng 10 phút, đến Bệnh viện các bác sĩ sơ cứu, rồi gọi tôi vào nói chuyện. Họ nói ổng bị nhồi máu cơ tim, máu tụ ở trong đó, khi sơ cứu ổng đã bị tắt thở 45 phút. Rồi bác sĩ hỏi người nhà có khả năng không, vì tốn một số tiền rất lớn để mổ, đặt máy gì trong đó, lúc đó tôi cũng hoảng lắm rồi!".
Gia đình nghèo, thấy số tiền quá lớn, vượt xa khả năng mình nên đành đưa ông Khanh về quê bằng xe cấp cứu, định bụng chết ở nơi "chôn nhau cắt rốn", lúc ấy ông vẫn còn thoi thóp.
Dọc đường, gia đình đưa vào Bệnh viện Phan Rang (Ninh Thuận) nhưng bác sĩ ở đây khi nhìn bệnh án cũng không dám chữa trị. Xe tiếp tục đưa về quê, ghé Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam mong ông kéo dài sự sống để về đến quê, khỏi chịu tiếng chết dọc đường, dọc sá.
Ngờ đâu, các bác sĩ ở đây chạy chữa tận tình và ông Khanh đã được cứu sống. Thật là một sự kỳ diệu có vẻ khó lòng tin nổi nhưng đó hoàn toàn là sự thật. Đây quả là một "thắng lợi vang dội" của các thầy thuốc không riêng ở tỉnh Quảng Nam, trong bối cảnh ngành Y đang phải đối mặt quá nhiều thử thách.
Gia đình và cả xã hội đều hoan hỉ vì đều khẳng định cha mẹ sinh ông Khanh, một lần nữa, các thầy thuốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam có công sinh ông lại lần thứ hai. "Cứu một mạng người, phúc đẳng hà sa", nhà Phật cũng luôn nhắc nhở như thế!
Nhưng cũng chuyện ngành Y, ngay trong việc này, nói đi cũng cần phải nói lại. Theo lời vợ ông Khanh thì bác sĩ Bệnh viện Nguyễn Tri Phương nói cần phải có số tiền đến 1,8 tỷ đồng nên "bó tay", đành coi như để người thân chịu chết.
Trả lời báo chí, đại diện Bệnh viện Nguyễn Tri Phương nói rằng, do người nhà ông Khanh nghe không rõ. Chuyện nghe nhầm e cũng khó tin nhưng lời nói gió bay không có gì làm căn cứ nên thôi không bàn thêm chuyện này. Tuy vậy cũng chính đại diện Bệnh viện Nguyễn Tri Phương nói rằng, cần rút kinh nghiệm khi giải thích cho người nhà bệnh nhân.
Cũng cần nói khách quan rằng, như bác sĩ Nguyễn Lưu Quang, Trưởng Khoa Nội - Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam chia sẻ, ông Khanh có một trái tim kiên cường. Vì vậy gặp đại nạn mà không chết, một trái tim hiếm có.
Nhưng mặt khác cũng cần thấy rõ nếu các thầy thuốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam không tận tình cứu chữa theo đúng đạo lý nghề y: cứu người như cứu hỏa, còn nước còn tát thì không thể có chuyện ông Khanh "sống lại" và bình phục. Vì vậy cần phải xem lại trách nhiệm thầy thuốc của một số bác sĩ Bệnh viện Nguyễn Tri Phương và cả Bệnh viện Phan Rang.
Dư luận mong muốn lãnh đạo ngành Y và chính quyền các địa phương liên quan nên có khen, chê rõ ràng, biểu dương và phê bình nghiêm khắc để "vàng thau không lẫn lộn".
Còn về phía người dân cũng không vì những "tai nạn" do một số thầy thuốc, kể cả lãnh đạo ngành Y tế nước nhà gây ra mà quên đi tâm huyết, công sức của hàng chục vạn thầy thuốc đang thầm lặng từng ngày vượt qua sự quá tải về bệnh nhân, sự khó khăn, thiếu thốn về phương tiện để cứu người.
Trong đại dịch Covid-19 vừa qua họ đã xả thân cứu đồng bào không quản nguy hiểm, thậm chí có thể phải đánh đổi bằng cả tính mạng của chính mình. Những thầy thuốc như vậy cần được xã hội nhìn nhận và quan tâm đúng mức, để động viên, khích lệ họ sống và theo đuổi một nghề "làm dâu trăm họ".
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết, bạn có thể mời tác giả Phạm Xuân Dũng một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. "Buy me a coffee"
Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Phạm Xuân Dũng bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Phạm Xuân Dũng". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
![]() Cách đây ít ngày, thông tin trên báo chí về một bác sĩ chuyên khoa có công việc ổn định tại một bệnh viện Trung ... |
![]() Buổi lễ khai mạc kỳ thi nâng ngạch công chức, thăng chức danh nghề nghiệp viên chức năm 2022 của Bộ Y tế tổ chức ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
