Kinh tế - Xã hội
Chuyện cuối tuần:

Bảo vệ thầy thuốc, vấn đề không chỉ của ngành Y tế

TRẦN VĂN SỸ
Tác giả: TRẦN VĂN SỸ
Dư âm về chuyện hàng loạt cán bộ ngành Y, từ nguyên Bộ trưởng đến các Giám đốc CDC này nọ “vào lò”, rồi chuyện hàng ngàn nhân viên y tế cơ sở xin thôi việc… thì câu chuyện về một bác sĩ bị hành hung tại nơi làm việc và những chia sẻ bi quan của anh sau đó, khiến cho những âu lo của xã hội với ngành Y tế càng thêm phần nặng nề. Và hơn thế nữa, đó không chỉ là “một vấn đề đáng quan ngại” của riêng với ngành Y.
nữ hộ sinh Hà Thị Hoài Thu là nữ hộ sinh giỏi về chuyên môn nhiệt huyết với nghề được bệnh nhân người nhà bệnh nhân và đồng nghiệp yêu quý
Nữ hộ sinh mang lại niềm vui và nụ cười hạnh phúc cho sản phụ sau ca "vượt cạn" thành công. Ảnh minh họa: Lao động và Công đoàn.

Bình tâm mà suy ngẫm, hình như trong xã hội bây giờ rất thiếu một sự giáo dục nghiêm túc về lối ứng xử với người thầy thuốc, mà sự giáo dục ấy đã từng tồn tại rất tự nhiên như một bản sắc của văn hóa dân tộc Việt Nam. Đó là lòng biết ơn với những người có sứ mệnh đặc biệt cao quý: Trị bệnh cứu người.

Nhiều người bây giờ cho là bác sĩ, thầy thuốc thì cũng là người bình thường như bao người, không đặc biệt hay cao quý. Thậm chí trước sự việc hành hung với bác sĩ, nhiều người còn lý sự rằng, vì có những thầy thuốc vô cảm với bệnh nhân, thậm chi có người còn lợi dụng hoàn cảnh để kiếm tiền trên nỗi khổ của người bệnh gây nên bức xúc với người nhà của họ nên người ta hành hung bác sĩ.

Nhưng xin thưa rằng, dù bác sĩ có làm thế nào, có vô trách nhiệm đến đâu, thì người nhà bệnh nhân cũng không được phép hành hung bác sĩ. Nếu bác sĩ quả thật có lỗi, người nhà bệnh nhân có quyền khiếu kiện để cơ quan thẩm quyền xử lý theo luật định. Nhưng nơi bác sĩ làm việc quyết không phải là chốn giang hồ cho người đời tự do phán xử.

Hành hung bác sĩ ngay nơi làm việc, chẳng những gây nguy hiểm cho bản thân thầy thuốc mà còn trực tiếp ảnh hưởng xấu đến việc bác sĩ đang làm – chữa bệnh cứu người. Có khi họ đang cấp cứu bệnh nhân và điều đó có thể ảnh hưởng đến tính mạng của những người khác, thậm chí là của người nhà của kẻ hành hung bác sĩ. Điều đó cho thấy rõ việc hành hung bác sĩ tại nơi làm việc không chỉ có tác hại như một hành vi ‘gây rối nơi công cộng”, như các hành vi hành hung người bình thường khác.

Cũng vì có những yếu tố đặc biệt, khác với các nghề mưu sinh thông thường, gắn với sự hy sinh và trách nhiệm lương tâm rất lớn, nên từ xưa đến nay dân ta gọi người làm nghề chữa bệnh cứu người là thầy thuốc, với ý chỉ rằng nghề này là nghề của người thầy, đáng kính trọng chứ không phải chỉ là nghề kiếm cơm như mọi nghề thông thường khác. Ví dụ người làm nghề may áo, có nhầm lẫn chút thì chỉ đền tiền hoặc đến cái áo khác là xong, nghề thầy thuốc mà nhầm lẫn chút, có khi làm cả đời cũng không đền xong được, vì ai mà đền được sinh mạng.

Người xưa cho rằng “thầy thuốc như quan tướng” vì trông coi sinh mệnh người ta, không chỉ đáng trọng, đáng kính, mà còn có cả chỗ đáng nể, đáng sợ. Người xưa cũng thường gọi thầy thuốc là “đại phu” – một chức quan cấp cao trong triều đình cũng là thể hiện tâm lý kính nể.

Tại sao lại phải nể sợ? Vì thầy thuốc từng chữa bệnh cứu sống cho người nên về lý có nhiều người chịu ơn thầy thuốc. Do vậy thầy thuốc có cả sự vị nể, kể cả những người có thế lực. Dân gian thường nói, “thầy thuốc giỏi, thần linh cũng còn nể vài phần, huống chi là người”!

Dân ta có quan niệm mang tính tâm linh ảnh hưởng tích cực từ Phật giáo: “Cứu một mạng người phúc đẳng hà sa”. Một bác sĩ vừa bị tấn công ở Bệnh viện Nhân dân Gia Định, trước khi bị hành hung đã từng cứu sống rất nhiều người, đương nhiên là người có phúc đức rất lớn. Theo quan niệm tâm linh, “làm hại người có công đức, mình sẽ bị tổn hao phúc thọ”. Do vậy người tin nhân quả sẽ càng không dám hành hung thầy thuốc. Thế nên từ xưa, rất hiếm khi có chuyện hành hung người làm nghề thấy thuốc - vốn chỉ làm việc chữa bệnh cứu người.

Các nước văn minh, dẫu không có văn hóa tâm linh hay tin vào nhân quả như người Việt ta, nhưng nếu một người tấn công người vô tội, thì những người xung quanh chẳng thể thờ ơ. Vì trong văn hóa của họ có lối suy nghĩ rằng: Thờ ơ với tội phạm gây hại người khác, có lúc tội phạm sẽ đến thăm mình. Còn tại bệnh viện, môt người lại hành hung bác sĩ thì chắc rằng những người xung quanh sẽ không thể để yên cho kẻ hành hung tự do hành động vì họ đang rất cần bác sĩ nên họ coi việc hành hung bác sĩ là động đến lợi ích thiết thân của chính họ.

Rõ ràng là sự phản ứng kịp thời của người xung quanh trước khi cơ quan an ninh có thời gian đến kịp là hết sức quan trọng và cần thiết, nhưng tiếc rằng không phải luôn được như vậy. Nhiều bác sĩ đã bị hành hung gây thương tích ngay tại nơi làm việc.

Rõ ràng là văn hóa ứng xử với thầy thuốc của nhiểu người dân mình bây giờ rất đáng buồn. Vì quá vô cảm, vô cảm cả với người đang cứu giúp người thân của mình, thậm chí cả chính mình.

Bảo vệ thầy thuốc, vấn để không chỉ của ngành Y tế
Ông V.Q.B (ngụ tại quận Bình Thạnh) hành hung bác sĩ Bệnh viện Nhân dân Gia Định đã bị công an mời lên làm việc. Ảnh: Báo Công an TP.HCM

Hành hung một người bình thường vì mâu thuẫn trong xã hội đã là chuyện phạm pháp, không hay ho gì rồi, nhưng hành hung một bác sĩ đang chữa bệnh cho người nhà mình, thì hành vi ấy khó chấp nhận.

Phật có lời răn “Đáng thương nhất của đời người là kém hiểu biết”. Kẻ hành hung bác sĩ nói trên suy cho cùng là kẻ kém hiểu biết nên hành động hại người, hại mình như thế, cũng là đáng thương hại vì đã không được giáo dục đạo lý sống tử tế mà ra.

Hành hung bác sĩ là hành vi đáng lên án, cần được trừng trị nghiêm theo pháp luật. Nhưng để nó không tồn tại trong xã hội thì rất cần phát huy trở lại nhiều với những giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, trong đó đó có văn hóa biết ơn và kính trọng, đặc biệt là bảo vệ người làm nghề trị bệnh cứu người. Vì theo lý nhân quả, người làm nghề trị bệnh cứu người mà còn chẳng được được an toàn, thì con người trong xã hội ấy khó có cuộc sống an toàn.

Thời gian qua, Công đoàn ngành Y tế cũng từng có chương trình "Bảo vệ Blouse trắng” để tuyên truyền các giải pháp bảo vệ an toàn cho các thầy thuốc tại nơi làm việc và đã có những kết quả rất đáng quý. Tuy nhiên, an toàn cho thầy thuốc cần phải được xác định là vấn đề rất cần được quan tâm của không riêng ngành Y tế, mà là của cả các ngành Văn hóa, Giáo dục… và của cả lối ứng xử của mỗi con người chúng ta.

“Cần chăm lo hơn nữa cho đội ngũ y, bác sĩ” “Cần chăm lo hơn nữa cho đội ngũ y, bác sĩ”

Đó là phát biểu của đồng chí Đào Văn Truyền, Chủ tịch Công đoàn ngành Y tế Thái Bình tại Hội nghị sơ kết hoạt ...

Một bác sĩ bị người nhà bệnh nhân hành hung khi làm nhiệm vụ Một bác sĩ bị người nhà bệnh nhân hành hung khi làm nhiệm vụ

Ngày 27/7, tại Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhân dân Gia Định, một bác sĩ bị người nhà bệnh nhân hành hung khi đang làm ...

Những lời mai mỉa nặng hơn cả “bóp cổ bác sĩ” Những lời mai mỉa nặng hơn cả “bóp cổ bác sĩ”

Một tay bóp cổ bác sĩ, một tay cầm điện thoại quay clip, miệng xa xả chửi bới là những hình ảnh ghi lại được ...

Tin mới hơn

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

Vừa qua, Tạp chí uy tín The Asian Banker đã trao tặng giải thưởng Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam cho nền tảng VietinBank iConnect DX.
Phúc Long và hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt đến Gen Z

Phúc Long và hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt đến Gen Z

Là một chuyên gia dày dặn kinh nghiệm trong ngành F&B, CEO Patricia Marques đã để lại dấu ấn qua việc xây dựng thành công một thương hiệu đồ uống lớn tại Việt Nam. Với tầm nhìn chiến lược và sự am hiểu sâu sắc thị trường, bà đã đồng hành cùng Phúc Long trong giai đoạn mới, viết nên hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt một cách đầy cảm hứng.
VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam

VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam

VietinBank tự hào được vinh danh “Ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam” trong 5 năm liên tiếp, khẳng định vị thế tiên phong trong việc hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) tại Việt Nam. VietinBank không ngừng đổi mới và cung cấp các giải pháp tài chính tối ưu, đáp ứng nhu cầu đa dạng của Khách hàng doanh nghiệp.

Tin tức khác

BMW 750Li 2010 "hóa thân" thành 7-Series 2025, giá hơn 800 triệu đồng

BMW 750Li 2010 "hóa thân" thành 7-Series 2025, giá hơn 800 triệu đồng

Một chiếc BMW 750Li 2010 được độ bodykit theo phong cách 7-Series 2025 (G70) đang được rao bán tại Hà Nội với giá hơn 800 triệu đồng, thấp hơn đáng kể so với giá gốc 4,5-6 tỷ đồng của phiên bản mới. Xe giữ ngoại thất sáng bóng, nội thất bọc da đỏ hiện đại.
Xem thêm