Sẽ chẳng có gì đáng băn khoăn, đáng nói nếu như không xuất hiện một “sự lạ” từ bức ảnh hôm qua chụp đoàn nữ vận động viên bóng đá trước lúc lên đường xuất quân thi đấu. Nếu hôm qua trên các trang báo tràn ngập hình ảnh các quan chức thể thao nước ta đứng hàng đầu trong bức ảnh thì ngay sáng hôm nay, tất cả đều biến mất trên mặt báo như thể có ai phù phép.
Trong các bức ảnh hôm qua đều có chung một bố cục: quan chức thể thao dàn hàng ngang đứng trước, còn các nữ vận động viên đứng sau, thành ra cảm giác nhân vật chính là các quan chức thể thao chứ không phải là đội tuyển bóng đá nữ. Những bức ảnh này đã làm xôn xao mạng xã hội với những bình luận không đồng tình. Có lẽ các tờ báo đã thấy cần phải thay ảnh cho phù hợp với nội dung cần chuyển tải.
![]() |
Bức ảnh đã được các báo thay bằng hình ảnh các nữ cầu thủ bóng đá. Ảnh: TL |
Qua “sự lạ” trên có thể nhận thấy vài điều không thể nói là không quan trọng.
Việc các tờ báo thay ảnh quan chức thể thao đứng hàng đầu trong tin đưa hôm qua là việc làm hợp lý và cũng hợp tình. Vì rằng đây là buổi xuất quân của đội tuyển nữ bóng đá Việt Nam dự giải thi thế giới chứ không phải là buổi xuất quân của các quan chức thể thao. Nếu không phải thay chú thích ảnh cho chính xác với bản chất sự kiện đã diễn ra.
Qua việc này, cũng thấy rằng việc tác nghiệp báo chí là có vấn đề. Trong thời gian gần đây, dư luận kêu ca, bức xúc vì tình trạng sử dụng tiếng Việt sai chính tả, tối nghĩa, lộn xộn, tùy tiện quá đáng của không ít bài báo, nay lại thấy sự thiếu nhạy cảm nghề nghiệp của nhiều phóng viên và cả ban biên tập trong xử lý thông tin, trong đó có thông tin hình ảnh. Điều đó lý giải vì sao chỉ qua một đêm các bức ảnh về lễ xuất quân từ việc hình ảnh quan chức thể thao là chủ đạo thì sáng nay được thay thế bằng hình ảnh các nữ cầu thủ bóng đá nước ta.
Việc dư luận bức xúc về những bức ảnh hôm qua cũng cho thấy rằng: không phải lúc nào, ở đâu các quan chức thể thao hay các lĩnh vực khác mà mình phụ trách cũng "tiên phong" phía trước, vì nếu không phù hợp thì rất dễ gây phản cảm và khiến cộng đồng mạng, dư luận xã hội phản ứng không đồng tình mà sự việc trên là một dẫn chứng. Đôi khi những hành vi tưởng chừng không quan trọng, thậm chí coi là chuyện nhỏ mang tính hội hè cho vui hoặc có thể vô tình hoặc theo thói quen cũng có thể dẫn đến những hệ quả bất lợi ngoài ý muốn.
Và cuối cùng, nên chăng học tập các nước văn minh, không nặng nề phô trương hình thức, tổ chức rình rang các sự kiện, với sự tham gia của nhiều nhân vật có khi không thực sự cần thiết, dễ nảy sinh sự phản cảm trong cộng đồng.
Đây cũng là bài học ứng xử đối với tất cả chúng ta không chỉ trong lĩnh vực thể thao và cũng là bài học tác nghiệp sâu sắc mà tất cả những ai làm truyền thông cần ghi nhớ để những sự lạ như trên không còn tái diễn một cách phản cảm và đáng trách, đáng suy ngẫm.
Mượn cách nói dân gian “Học ăn, học nói, học gói, học mở” và học cả cách đứng vào khuôn hình, cả cách đưa thông tin hình ảnh.
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết, bạn có thể mời tác giả Phạm Xuân Dũng một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. “Buy me a coffee” Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Phạm Xuân Dũng bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Phạm Xuân Dũng". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
