![]() |
Người dân mua xăng lẻ ở lề đường với giá 50.000 đồng được một chai khoảng 1,5 lít. Ảnh: TÂM LINH (Zing vn) |
Không biết Bộ Công thương lấy số liệu từ báo cáo nào để khẳng định chỉ có hơn 100 cửa hàng xăng dầu đóng cửa ở một số địa phương. Thực tế con số lại rất khác.
Thông tin mới nhất được Cục Quản lý thị trường TP.HCM cho biết đến chiều 10/10, đã có tới 121 cửa hàng xăng dầu chỉ riêng tại TP.HCM "khát xăng" trên tổng số 550 cửa hàng bán lẻ xăng dầu của 60 thương nhân phân phối và 15 doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu. Chưa nói các địa phương khác.
Rõ ràng con số báo cáo về cửa hàng xăng dầu đóng cửa hết xăng chênh lệch rất lớn. Nhưng cứ cho số liệu báo cáo được Bộ Công thương khẳng định là chính xác thì bấy nhiêu đó chưa đủ gây hoang mang, bức xúc cho người lao động hay sao.
Bộ khẳng định như thế là vì không chứng kiến được cảnh sáng sớm người lao động phải chở con đi học, sáng sớm phải tranh thủ đi làm mà giữa đường lại hết xăng. Chạy từ cây xăng này đến cây xăng khác đều nhận được cái lắc đầu. Cảm giác hoang mang, bức xúc, âu lo bao trùm lên nỗi khổ của người lao động.
Không có gì khổ sở hơn khi phải dắt xe tìm xăng để đổ trong nỗi bức xúc con cái trễ học, còn người lao động bị trễ giờ làm, nguy cơ bị mất việc... Nhưng quý bộ có thấy điều đó không, có đọc báo, xem mạng xã hội tràn ngập hình ảnh người lao động chen chúc nhau nơi thì giành giật từng lít xăng, nơi thì xếp hàng dài chờ tới lượt được đổ xăng nhỏ giọt. Không khác gì một thời tem phiếu từng qua.
Người lao động tập trung ở các thành phố lớn, đặc biệt là TP.HCM. Cơn khủng hoảng "khát xăng" mấy ngày qua cũng chủ yếu tập trung ở TP.HCM chứ không phân bố rải rác khắp các tỉnh, thành. Các tỉnh nhỏ, lẻ ít người lao động, nhu cầu đổ xăng hàng ngày cũng không lớn bằng TP.HCM nên nếu có hiện tượng một vài cây xăng treo bảng hết xăng là bình thường. Nhưng một vài cây xăng ở TP.HCM mà treo bảng hết xăng sẽ là bất thường vì nhu cầu người lao động đổ xăng quá cao, sẽ gây hiện tượng giành giật, chen lấn rồi sinh ra bức xúc, hoang mang.
Ở đây, con số hơn 100 cây xăng đóng cửa, rõ ràng trong đó số lượng cây xăng ở TP.HCM đóng cửa lớn nhất so với các tỉnh khác. Nên sự ảnh hưởng của hiện tượng này gọi là lớn cũng chưa đúng, mà phải là đặc biệt lớn, gây hoang mang, bức xúc cho người lao động. Hơn 20% số cây xăng thiếu xăng, nhất là tập trung ở thành phố lớn, nơi có quá nhiều người lao động sinh sống, làm việc là bất thường chứ không thể gọi đó là bình thường được.
Bộ chưa thấy sự gian nan, khổ nhọc, mồ hôi trộn lẫn nước mưa của người lao động rơi dọc đường khi phải khổ sở tìm nơi đổ xăng, chưa thấy cảnh người lao động dầm mưa dải nắng chạy khắp nơi xin được đổ một ít xăng để đi làm nên mới nói hai từ "bình thường" quá dửng dưng.
Từ đầu năm đến giờ, cái cảnh "khát xăng" diễn ra mấy lần, Bộ toàn đưa giải pháp đúng rồi, cam kết lúc nào cũng đủ xăng, đủ nguồn cung ứng, chỉ đạo sát sao, điều hành hợp lý rồi lý giải nguyên nhân thiếu xăng đóng cửa là do chi phí kinh doanh tăng, thương nhân không đủ nguồn hàng, nhiều doanh nghiệp giảm mạnh chiết khấu, DN bán lẻ kinh doanh thua lỗ...
Bộ khẳng định đã phối hợp Bộ Tài chính điều hành giá xăng dầu bám sát diễn biến giá xăng thế giới phù hợp với diễn biến cung cầu trong nước... Bộ cũng chỉ đạo hết rồi, đảm bảo cung ứng đủ xăng cho nhân dân cả nước.
Bộ đưa ra giải pháp gì cũng đúng, chỉ phát ngôn không chia sẻ, thấu cảm với nỗi khổ của người lao động đi tìm xăng để đổ là "bình thường" thôi.
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết, bạn có thể mời tác giả Võ Đức Phúc một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. "Buy me a coffee"
Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Võ Đức Phúc bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Võ Đức Phúc". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
![]() Tuần trước, Báo Người lao động tổ chức Lễ kỷ niệm Chương trình “Một triệu lá cờ Tổ quốc cùng ngư dân bám biển”, ghi ... |
![]() Doanh nghiệp (DN) ăn nên làm ra, lời lớn, lãi khủng là điều đáng mừng cho tất cả. Nhưng trong lúc dân chúng khốn đốn ... |
![]() Sau hơn nửa năm lộ rõ những lúng túng, bất cập và cả bất nhất trong điều hành xăng dầu, hầu hết những điều khiến ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
